Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)
Trọn bộ 100 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật (sách cũ)
Bài 25-26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Câu 1: Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến:
A. Sự tăng sinh khối của quần thể.
B. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
C. Sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
D. Sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.
Lời giải:
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:
A. Sự sinh sản của vi khuẩn.
B. Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
D. Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.
Lời giải:
Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào, đối với quần thể, là sự tăng lên về số lượng tế bào của quân thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua sự tăng lên về
A. Kích thước của từng tế bào trong quần thể.
B. Số lượng tế bào của quần thể.
C. Khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
D. Cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
Lời giải:
Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?
A. 9
B. 6
C. 8
D. 7
Lời giải:
E. coli có thời gian thế hệ là 20 phút. Vậy sau 3 giờ số lần chúng phân chia là: (3 × 60) : 20 = 9 lần
Từ công thức Nt = N0 × 2n → N0 = Nt : 2n
Số tế bào ban đầu là: N0 = 3584 : 29 = 7 (tế bào)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Một nhóm tế bào E.coli sau 3h tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu trong nhóm này là ?
A. 19
B. 23
C. 21
D. 18
Lời giải:
Giả sử nhóm tế bào ban đầu có a tế bào
3h = 180 phút = 9 thế hệ (9 lần phân chia)
a tế bào phân chia liên tiếp 9 lần tạo ra a×29 = 9728 → a = 19
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
A. 4,5 giờ
B. 1,5 giờ
C. 2 giờ
D. 3 giờ
Lời giải:
Vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút.
Từ công thức Nt = N0 × 2n → 2n = Nt : N0
Số lần phân chia là: 2n = 3200 : 200 = 16 (tế bào) → n = 4
Thời gian nuôi cấy là: 4 × 45’ = 3 giờ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Thời gian thế hệ của 1 loài vi khuẩn là 20 phút , từ một tế bào vi khuẩn này đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ
B. 60 phút
C. 40 phút
D. 100 phút
Lời giải:
32 tế bào = 2n => n = 5 thế hệ (5 lần phân chia)
Thời gian phân chia là: 20 x 5 = 100 phút.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Trong thời gian 375 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ.
B. 1 giờ 30 phút.
C. 45 phút
D. 1 giờ 15 phút.
Lời giải:
Gọi số lần nhân đôi là n ta có 2n = 32→ n = 5
Thời gian thế hệ là : =75 phút = 1h 15 phút
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Trong thời gian 120 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 64 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 20 phút
B. 2 giờ
C. 40 phút
D. 60 phút
Lời giải:
Từ một tế bào sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 tế bào con. Sau n lần phân chia sẽ tạo ra 2n = 64 tế bào con.
n = 6
Thời gian thế hệ của vi khuẩn này là 120:6 = 20 phút.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Quần thể E. coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần thể là 8. 106 tế bào. Thời gian thế hệ của E. coli là:
A. 20 phút
B. 10 phút
C. 8 phút
D. 30 phút
Lời giải:
1 tế bào sau n lần phân chia tạo 2n tế bào
Quần thể E. coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần thể là 8.106 tế bào
Số lần phân chia của tế bào là = 3
Vậy trong 1h phân chia 3 lần, thời gian thế hệ là 60:3 =20 phút (1h = 60 phút).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Một quần thể vi khuẩn có số lượng ban đầu là 500, sau 2 giờ đồng hồ, số lượng tế bào trong quần thể đạt 4000 tế bào. Thời gian thế hệ của quần thể là:
A. 20 phút
B. 30 phút
C. 40 phút
D. 1 giờ
Lời giải:
Số lượng tế bào sau khoảng thời gian nuôi cấy được tính theo công thức:
N = N0 . 2n
Ta có: 500 . 2n = 4000 => n = 3
Trong 2 giờ đồng hồ (120 phút) quần thể sinh vật phân chia 3 lần nên thời gian thế hệ của quần thể là: 120 : 3 = 40 phút.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 h là
A. 104.23
B. 104.24
C. 104.25
D. 104.26
Lời giải:
Sau hai giờ, số lần phân chia là: (2 × 60) : 20 = 6 lần
Số tế bào tạo ra là: Nt = 104 × 26
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Một quần thể vi khuẩn có số lượng tế bào ban đầu là 500, thời gian thế hệ là 30 phút, sau 2,5 giờ, số lượng tế bào của quần thể là:
A. 5000
B. 16000
C. 32000
D. 64000
Lời giải:
Số lần phân chia của quần thể trong 2,5 giờ (150 phút) là: 150 : 30 = 5 (lần)
Số lượng tế bào của quần thể sau 2,5 giờ là: 500 . 25 = 16000 (tế bào)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Nuôi 100 tế bào vi khuẩn E. Coli sau 2 giờ thu được bao nhiêu tế bào? Biết thời gian thế hệ là 30 phút.
A. 400
B. 3200
C. 6400
D. 1600
Lời giải:
Trong 2h, số thế hệ là: (1h = 60 phút)
Vậy nuôi 100 tế bào vi khuẩn E. Coli sau 2 giờ thu được: 100×24=1600100×24=1600 tế bào con.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.Coli là 20 phút, số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn ban đầu sau một giờ nuôi cấy trong điều kiện tối ưu là
A. 128
B. 64
C. 24
D. 16
Lời giải:
Trong 1h số lần phân chia là: 60: 20 = 3 (1h = 60 phút)
8 tế bào vi khuẩn phân chia 3 lần liên tiếp tạo 8×23 = 64 tế bào con.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Trong bình nuôi cấy nấm men rượu ban đầu có số lượng 4×102 tế bào, thời gian thế hệ (g) là 120 phút.Vậy số lượng tế bào trong quần thể nấm men rượu sau 24 giờ là
A. 1232400
B. 1228400
C. 1638400
D. 1632400
Lời giải:
Trong 24h, số lần phân bào là: 24 ×60 : 120 = 12
Số tế bào của quần thể sau 24h là: 4.102 × 212 = 1638400
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 5 lần là:
A. 128
B. 110
C. 148
D. 256
Lời giải:
8 tế bào phân chia 5 lần tạo 8×25 = 256.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
A. 32
B. 8
C. 16
D. 64
Lời giải:
Thời gian thế hệ : 30’
Sau 3h số thế hệ là 3×60 :30 = 6 thế hệ
Một tế bào phân chia 6 lần tạo 26 = 64 tế bào con
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha?
A. 4 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 5 pha
Lời giải:
Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trải qua mấy pha:
A. 3 pha
B. 4 pha
C. 5 pha
D. 6 pha
Lời giải:
- Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trải qua các pha: Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong (4 pha)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng:
A. Đường thằng
B. Đường tròn
C. Đường cong
D. Đường lượn sóng (hình sin)
Lời giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn trải qua 4 pha: Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Sự sinh trưởng diễn ra theo 1 đường cong.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự nào?
A. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong
B. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong
C. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong
D. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong
Lời giải:
Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục diễn ra theo trình tự; pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Thứ tự các pha trong quá trình phát triển của vi khuẩn khi được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không lên tục là:
A. Pha tiềm phát → Pha suy vong → Pha cân bằng → Pha lũy thừa.
B. Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha suy vong.
C. Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha suy vong.
D. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
Lời giải:
Trong quá trình phát triển của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cây không liên tục. Giai đoạn đầu vi khuẩn làm quen với môi trường được gọi là pha tiềm phát.
Giai đoạn tiếp theo, vi khuẩn phân chia với tốc độ nhanh nhất và ôn định được gọi là pha lũy thừa.
Sau pha lũy thừa, số lượng tế bào đạt đến giá trị cực đại và không thay đổi, được gọi là pha cân bằng.
Sau pha cân bằng, quần thể bước vào pha suy vong, số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần.
Thứ tự đúng là: Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Quan sát các hình sau, hình nào mô tả đúng đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
A. Hình 1.
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4.
Lời giải:
Trong nuôi cây không liên tục sẽ có 4 pha: tiềm phát (số lượng tb chưa tăng), luỹ thừa (số lượng tb tăng nhanh); cân bằng (số lượng tb đạt cực đại và không đổi); suy vong (số lượng tế bào giảm)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?
A. Pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Lời giải:
Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?
A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục
B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
Lời giải:
- Sau pha tiềm phát, vi khuẩn đã làm quen được với môi trường nuôi cấy, enzim đã được hình thành, vi khuẩn đã sẵn sàng cho quá trình phân chia.
- Nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.
- Vi khuẩn phân chia nhanh theo hình thức phân đôi. Do dó, trong pha lũy thừa, vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Pha lũy thừa trong đường cong sinh trưởng của vi sinh vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Là pha lý tưởng để thu sinh khối tế bào.
B. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian
C. Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.
D. Môi trường bắt đầu cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Lời giải:
Pha luỹ thừa (pha log)
Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở
A. Pha tiềm phát.
B. Pha cân bằng.
C. Pha luỹ thừa.
D. Pha suy vong.
Lời giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha luỹ thừa
Pha tiềm phát: số lượng TB không tăng
Pha cân bằng: số lượng TB đạt cực đại, không đổi
Pha suy vong: số lượng TB giảm dần
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ?
A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.
B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.
C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Lời giải:
Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm ngày càng nhiều do bị phân hủy, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần trong pha suy vong vì:
A. Con người lấy ra lượng vi khuẩn nhiều hơn số lượng vi khuẩn được sinh ra.
B. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
C. Enzim cảm ứng không được hình thành, vi khuẩn không thể tiến hành phân chia.
D. Con người lấy ra một lượng dịch nuôi cấy nhưng không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng
Lời giải:
- Do không được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và lấy ra sinh khối từ môi trường nuối cấy nên qua thời gian, lượng chất dinh dưỡng trong môi truowngfsex dần cạn kiệt/
- Đồng thời, các chất độc hại tích lũy, tác động tới sự sinh trưởng của vi khuẩn. Số tế bào chết đi nhiều hơn số tế bào được tạo thành. Do đó, số lượng vi khuẩn giảm dần theo thời gian trong pha suy vong.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi. Tế bào ấy đang ở pha:
A. Tiềm phát.
B. Luỹ thừa.
C. Cân bằng.
D. Suy vong.
Lời giải:
Đây là đặc điểm của pha suy vong
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì
A. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều.
B. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều.
C. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích luỹ nhiều, số lượng tế bào sinh ra ít hơn nhiều số lượng chết đi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng vi sinh vật giảm sút là do:
A. Thừa sản phẩm chuyển hóa.
B. Thiếu enzim để phân giải môi trường.
C. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất.
D. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất, thừa sản phẩm chuyển hóa.
Lời giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng vi sinh vật giảm sút là do thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất, thừa sản phẩm chuyển hóa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Khi chất dinh dưỡng bắt đầu cạn, một số chất độc tích lũy ngày một tăng làm cho số lượng tế bào chết đi bằng với số lượng tế bào sinh ra là đặc điểm của pha nào trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật ?
A. Tiềm phá
B. Cân bằng
C. Lũy thừa
D. Suy vong
Lời giải:
Đây là đặc điểm của pha suy vong
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây ?
A. Pha cân bằng và pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát và pha suy vong
C. Pha tiềm phát và pha cân bằng
D. Pha cân bằng và pha suy vong
Lời giải:
Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha tiềm phát và pha suy vong
Đáp án cần chọn là: B
Câu 36: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về môi trường nuôi cấy liên tục
A. Sự phát triển của sinh vật trải qua 4 pha.
B. Môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới
C. Không có sự tác động của con người trong quá trình phát triển của vi khuẩn
D. Sự phát triển của vi khuẩn có dạng đường cong
Lời giải:
Nuôi cấy liên tục là quá trình nuôi cấy có sự bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào môi trường và loại bỏ không ngừng các chất thải. Vì vậy, môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?
A. Đầu pha cân bằng
B. Cuối pha lũy thừa
C. Cuối pha cân bằng
D. Đầu pha suy vong
Lời giải:
Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở đầu pha cân bằng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa, ta nên dừng ở pha nào:
A. Pha tiềm phát
B. Cuối pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Lời giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình phát triển trải qua 4 pha.
+ Pha tiềm phát, số lượng vi khuẩn chưa tăng.
+ Pha lũy thừa: Số lượng vi khuẩn tăng nhanh với tốc độ lớn và không đổi.
+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi.
+ Pha suy vong: Số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần.
Như vậy, để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa trong nuôi cấy không liên tục, ta nên dừng ở pha cân bằng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: Các hình thức sinh sản chủ yếu của VSV là
A. Phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.
B. Phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.
Lời giải:
Ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là
A. Phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.
B. Phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.
Lời giải:
Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là: phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41: Đặc điểm nào sau đây là ĐÚNG khi nói về pha tiềm phát trong quá trình nuôi cấy không liên tục:
A. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi
B. Số lượng vi khuẩn đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
C. Số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần
D. Số lượng vi khuẩn trong quần thể chưa tăng.
Lời giải:
Pha tiềm phát là pha đầu tiên trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
Trong pha này, vi khuẩn làm quen với môi trường mới, hình thành các enzim cảm ứng để phân giải cơ chất, chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng.
Do đó, trong pha này, số lượng vi khuẩn trong quần thể chưa tăng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42: Các enzim cảm ứng, giúp phân giải cơ chất được vi khuẩn tổng hợp trong pha nào sau đây:
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Lời giải:
Pha tiềm phát là pha đầu tiên trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Trong pha này, vi khuẩn làm quen với môi trường mới, hình thành các enzim cảm ứng để phân giải cơ chất, chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 43: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là:
A. Pha cân bằng động
B. Pha luỹ thừa
C. Pha tiềm phát
D. Pha suy vong
Lời giải:
Đây là pha tiềm phát, số lượng tế bào chưa tăng, vi khuẩn thích ứung với môi trường
Đáp án cần chọn là: C
Câu 44: Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc:
(1). Loại VSV.
(2). Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi trường trước đó.
(3). Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy.
(4). Kiểu nuôi cấy.
Phương án đúng:
A. 1,2
B. 1,3,4
C. 1,2,3
D. 1,4
Lời giải:
Pha tiềm phát là giai đoạn vi sinh vật cần thời gian để thích nghi với điều kiện môi trường (vì mỗi loại vi sinh vật lại sống trong một môi trường khác nhau), số lượng tế bào chỉ gồm các tế bào được nuôi cấy.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45: Trong giai đoạn đầu nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chưa tăng vì:
A. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào đã chết đi.
B. Vi khuẩn cần thời gian thích nghi với môi trường, chuẩn bị nguyên liệu để phân chia.
C. Chất dinh dưỡng chưa được bổ sung vào môi trường, thiếu chất dinh dưỡng, vi khuẩn chưa tiến hành phân chia.
D. Số lượng vi khuẩn tăng tuy nhiên được con người lấy ra liên tục nên số lượng tế bào vi khuẩn trong môi trường không tăng.
Lời giải:
- Khi đưa vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường mới đối với vi khuẩn, chúng cần thời gian để thích ứng.
- Đồng thời, để phân chia, vi khuẩn cần có đủ enzim để phân giải các chất dinh dưỡng (cơ chất) trong môi trường nên cần thời gian tổng hợp các hệ enzim cho mình.
- Vì vậy Trong giai đoạn đầu nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chưa tăng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là:
A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi
B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
C. Số được sinh ra bằng với số chết đi
D. Chỉ có chết mà không có sinh ra
Lời giải:
Pha cân bằng: số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian, tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, một số tế bào bắt đầu phân hủy.
→ Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 47: Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi là biểu hiện của pha sinh trưởng nào?
A. Pha cân bằng
B. Pha lũy thừa
C. Pha suy vong
D. Pha tiềm phát
Lời giải:
Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi → Pha cân bằng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 48: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là
A. Pha cân bằng
B. Pha lũy thừa
C. Pha suy vong
D. Pha tiềm phát.
Lời giải:
Đây là đặc điểm của pha cân bằng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 49: Vì sao trong pha cân bằng, số lượng vi khuẩn trong quần thể không thay đổi theo thời gian?
A. Vì số lượng vi khuẩn đạt đến giá trị cực đại, vi khuẩn không sinh sản nữa.
B. Vì số lượng vi khuấn sinh ra bằng số lượng vi khuẩn đã chết đi.
C. Vì không còn chất dinh dưỡng, vi khuẩn sinh sản chậm.
D. Vì chất độc trong môi trường tích lũy tăng cao, nên quá trình sinh trưởng bị ngưng trệ.
Lời giải:
Kết thúc pha lũy thừa, lượng dinh dưỡng trong môi trường đã giảm đi đáng kể, lúc này tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn chậm lại, số lượng tế bào được sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Do đó, số lượng vi khuẩn trong quần thể không thay đổi theo thời gian.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 50: Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy
A. Liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B. Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
C. Được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
D. Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Lời giải:
Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 51: Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy
A. Không liên tục
B. Liên tục
C. Thường xuyên thay đổi thành phần
D. Vừa liên tục vừa không liên tục
Lời giải:
Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy liên tục vì luôn bổ sung chất dinh dưỡng, và thải ra 1 lượng sản phẩm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 52: Ông bà ta thường “nuôi mẻ” để nấu canh chua. Vậy môi trường nuôi cấy mẻ là môi trường nuôi cấy:
A. Liên tục
B. Không liên tục
C. Trung tính
D. Axit
Lời giải:
Môi trường nuôi cấy mẻ là môi trường nuôi cấy liên tục bởi vì chúng ta thường cách 3-4 ngày lại thay cơm (thay đổi môi trường nuôi cấy) và đồng thời lấy ra 1 lượng mẻ để nấu canh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 53: Để tạo ra môi trường nuôi cấy liên tục, trong quá trình nuôi cấy, ta tiến hành:
A. Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
B. Bổ sung liên tục lượng dịch nuôi cấy vào và đồng thời lấy ra một lượng các chất dinh dưỡng tương đương.
C. Bổ sung liên tục một lượng vi khuẩn mới vào và lấy ra một lượng vi khuẩn đã chết tương ứng.
D. Bổ sung liên tục dịch nuôi cấy vào và đồng thời lấy ra một lượng vi khuẩn đã chết tương ứng.
Lời giải:
Môi trường nuôi cấy liên tục luôn có sự đổi mới do được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. Vì vậy mới được gọi là nuôi cấy liên túc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 54: Nuôi 4 tế bào vi khuẩn sau một thời gian, người ta đếm được trong môi trường nuôi cấy có 128 tế bào. Vi khuẩn trên đã thực hiện bao nhiêu lần nhân đôi?
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6
Lời giải:
4 tế bào vi khuẩn nhân đôi x lần tạo 4 × 2x = 128 → x = 5.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 55: Tiến hành nuôi cấy 1000 tế bào của một loài vi khuẩn trong điều kiện các yếu tố môi trường hoàn toàn thuận lợi sau 2 giờ đã thu được 64000 cá thể. Vậy mỗi tế bào vi khuẩn đó phân chia bao nhiêu lần? Biết rằng số lần phân chia của các tế bào vi khuẩn là bằng nhau.
A. 6 lần
B. 4 lần
C. 3 lần
D. 5 lần
Lời giải:
1000 tế bào phân chia n lần tạo 1000× 2n tế bào con= 64000 → n = 6.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 56: Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục thì không có những pha này là vì
A. Trong môi trường nuôi cấy liên tục thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa
B. Trong môi trường nuôi cấy liên tục không bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa
C. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa
D. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục không bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa
Lời giải:
Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục thì không có những pha này là vì:
+ thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng
+ thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 57: Chất kháng sinh penicillin có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn. Trong nuôi cấy không liên tục, penicillin ảnh hưởng ít nhất đến sinh trưởng ở quần thể vi khuẩn ở pha
A. Pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát
C. Pha tăng trưởng.
D. Pha cân bằng.
Lời giải:
Trong nuôi cấy không liên tục, penicillin ảnh hưởng ít nhất đến sinh trưởng ở quần thể vi khuẩn ở pha tiềm phát vì lúc đó tế bào chưa phân chia
Đáp án cần chọn là: B
Câu 58: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ
A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào.
B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi.
C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi.
D. Cả A và B
Lời giải:
Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi
Đáp án cần chọn là: B
Câu 59: Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
C. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Lời giải:
Môi trường nuôi cấy không liên tục là Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 60: Nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện không bổ sung vào môi trường dịch nuôi cấy dinh dưỡng mới và không lấy đi khỏi dịch nuôi cấy các sản phẩm qua nuôi cấy được gọi là :
A. Nuôi cấy trong môi trường bán tổng hợp
B. Nuôi cấy liên tục
C. Nuôi cấy trong môi trường tự nhiên
D. Nuôi cấy không liên tục
Lời giải:
Nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện không bổ sung vào môi trường dịch nuôi cấy dinh dưỡng mới và không lấy đi khỏi dịch nuôi cấy các sản phẩm qua nuôi cấy được gọi là :nuôi cấy không liên tục
Đáp án cần chọn là: D
Câu 61: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI đặc điểm của nuôi cấy không liên tục:
A. Không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.
B. Không lấy ra chất thải hoặc sinh khối dư thừa
C. Môi trường liên tục được đổi mới
D. Quá trình phát triển của vi khuẩn trải qua 4 pha
Lời giải:
Trong nuôi cấy không liên tục, ta không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (A đúng) hay lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất (B đúng), do đó, quá trình phát triển của khuẩn diễn ra qua 4 pha (D đúng).
Môi trường liên tục được đổi mới là đặc điểm của môi trường nuôi cấy liên tục (C chưa đúng).
Đáp án cần chọn là: C
Bài giảng: Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)
Bài giảng: Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 2
- Trắc nghiệm Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 có đáp án năm 2021 mới nhất
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều