Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 27 năm 2024 có đáp án mới nhất




Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (sách cũ)

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Sinh học lớp 10 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

Câu 1: Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò

A. Là nhân tố sinh trưởng.

B. Kiến tạo nên thành phần tế bào.

C. Cân bằng hoá thẩm thấu.

D. Hoạt hoá enzim.

Lời giải:

Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O

A. Là những nguyên tố vi lượng

B. Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít

C. Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic

D. Cả a, b, c đều đúng

Lời giải:

Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào, trong đó C, H, O có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, người ta xếp nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật?

A. Hiếu khí bắt buộc

B. Kị khí bắt buộc

C. Kị khí không bắt buộc

D. Vi hiếu khí

Lời giải:

Nấm men rượu là loại sinh vật có thể sử dụng oxi để hô hấp hiếu khí, nhưng khi không có không khí chúng vẫn có thể tiến hành lên men.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Dựa vào nhu cầu oxi, vi sinh vật được chia thành những dạng nào?

A. Hiếu khí bắt buộc

B. Kị khí bắt buộc

C. Kị khí tuỳ tiện và vi hiếu khí

D. Cả a, b, c đều đúng

Lời giải:

Dựa vào nhu cầu oxy, người ta chia VSV thành:

  • Hiếu khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường có oxy (nấm, động vật nguyên sinh)
  • Vi hiếu khí: có thể sống trong môi trường có nồng độ oxy thấp hơn trong khí quyển (VK giang mai)
  • Kị khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường không có oxi (VK uốn ván)
  • Kị khí không bắt buộc: sống trong môi trường có thể có oxi hoặc không (nấm men rượu)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất

A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được

D. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được

Lời giải:

Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng một số chúng không tự tổng hợp được.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất

A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được

B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật nhưng chúng vẫn tự tổng hợp

C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được

D. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật và chúng không tự tổng hợp được

Lời giải:

Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?

A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ.

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.

Lời giải:

Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?

A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.

B. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.

Lời giải:

Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật:

A. Khuyết hợp  

B. Nguyên dưỡng

C. Vô dưỡng

D. Khuyết dưỡng

Lời giải:

Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, còn vi sinh vật tổng tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được

A. Tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.

B. Tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.

C. Tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.

D. Một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.

Lời giải:

Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Vi sinh vật khuyết dưỡng

A. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

C. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.

D. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.

Lời giải:

Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.

B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.

C. Phenol, lipit, protein.

D. Iot, cacbonic, oxi.

Lời giải:

Các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các phenol và rượu (alcohol); các kim loại nặng (kẽm, thủy ngân...); các anđêhit; các chất kháng sinh; iot, rượu iot….

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?

A. Prôtêin

B. Pôlisaccarit

C. Mônôsaccarit

D. Phênol

Lời giải:

Phênol có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là

A. Chất ức chế sinh trưởng

B. Nhân tố sinh trưởng.

C. Chất dinh dưỡng

D. Chất hoạt hóa enzim

Lời giải:

Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein, đối với vi sinh vật là chất ức chế sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng :

A. Protein, lipit, cacbohydrat

B. Nước muối, nước đường.

C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ

D. Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh

Lời giải:

Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh là các chất ức chế sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Chất hóa học làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng?

A. Iot, rượu iot

B. Etanol, izôprôpanol (70-80%)

C. Các andehit (phoocmandehit 2%)

D. Các chất kháng sinh

Lời giải:

Etanol, izôprôpanol (70-80%) … là các chất cồn gây ức chế sinh trưởng vi sinh vật bằng cơ chế làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là

A. Ôxi hoá các thành phần tế bào.

B. BBất hoạt protein.

C. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.

D. Biến tính các protein.

Lời giải:

Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là biến tính prôtêin, màng tế bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Chất nào không phải chất diệt khuẩn?

A. Xà phòng

B. Cồn y tế

C. Các chất kháng sinh

D. Muối Iot

Lời giải:

Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn

Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Vì sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn?

A. Xà phòng gồm các chất kháng sinh

B. Xà phòng không có các chất kháng sinh

C. Xà phòng chỉ rửa trôi vi khuẩn

D. Xà phòng không có cồn y tế.

Lời giải:

Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn

Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Khi nói về tác động ức chế sinh trưởng của xà phòng đối với vi sinh vật, số lượng nhận định đúng là Cho các nhận định sau: 

I. Gây biến tính prôtêin. 

II. Phá vỡ axit nuclêic. 

III. Làm giảm sức căng bề mặt. 

IV. Tác động có tính chọn lọc. 

V. Do vi sinh vật tạo ra.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Nhận định đúng là III

Xà phòng không có khả năng diệt khuẩn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi ?

A. Etanol

B. Izôprôpanol

C. Iot

D. Cloramin

Lời giải:

- Etanol, Izôprôpanol là chất thanh trùng trong phòng y tế, thí nghiệm

- Iôt là chất dùng để tẩy trùng trong bệnh viện

- Cloramin là chất dùng để thanh trùng máy móc, nước bể bơi…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực

A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

B. Tẩy trùng trong bệnh viện

C. Khử trùng phòng thí nghiệm

D. Thanh trùng nước máy

Lời giải:

Cloramin sinh oxi nguyên tử có tác động oxi hóa mạnh => là chất dùng để thanh trùng máy móc, nước bể bơi…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích

A. Sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.

B. Sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp

C. Kích thích sinh trưởng của vi sinh vật.

D. Kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật

Lời giải:

Người ta sử dụng các chất hóa học ức chế nhằm kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Có bao nhiêu các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.

B. 4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu

C. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu

D. 4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.

Lời giải:

Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.

B. Ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu

C. Gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.

D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu

Lời giải:

Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nhiệt độ càng cao, vi sinh vật càng phát triển mạnh

B. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi sinh vật

C. Vi sinh vật không thể sống ở nhiệt độ ≤ 5°C

D. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hình dạng bên ngoài của vi sinh vật

Lời giải:

Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào, do đó làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. Nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi các loại protein, axit nucleic.. Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở vùng Nam cực và Bắc cực, các đại dương thường có nhiệt độ ≤ 5°C

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Nhiệt độ ảnh hưởng đến

A. Tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.

B. Hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.

C. Sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.

D. Tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.

Lời giải:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.

Độ pH ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng

B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng

C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

D. 5 nhóm: vi sinh vật siêu ưa lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

Lời giải:

Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây ?

A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt

B. Nhóm ưa lạnh , nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt, nhóm ưa siêu nhiệt

C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng

D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm, nhóm ưa siêu nhiệt

Lời giải:

Căn cứ vào nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm

A. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

B. Vi sinh vật ưa lạnh.

C. Vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa ấm.

Lời giải:

Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây?

A. Nhóm ưa ấm.

B. Nhóm ưa siêu nhiệt

C. Nhóm ưa lạnh.

D. Nhóm ưa nhiệt.

Lời giải:

Phần lớn VSV sống trong nước thuộc nhóm ưa ấm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Vi khuẩn ưa ấm thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ?

A. 20 - 40°C

B. 35 - 45°C

C. 50 - 65°C

D. 0 - 30°C

Lời giải:

Vi khuẩn ưa ấm thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20 -40°C. chúng thuộc các nhóm vi sinh vật đất, vi sinh vật nước, vi sinh vật sống ở cơ thể người và gia súc…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh nhưng vẫn không bị hỏng?

A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp trong thời gian dài.

B. Vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật bị kìm hãm quá trình sinh trưởng.

C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Khi để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà vẫn không bị hỏng là vì ở nhiệt độ thấp các phản ứng hóa sinh trong tế bào sẽ xảy ra với tốc độ chậm dẫn đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật bị kìm hãm và có thể gây chết.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì

A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.

B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.

C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.

D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.

Lời giải:

Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì vì ở nhiệt độ thấp các phản ứng hóa sinh trong tế bào sẽ xảy ra với tốc độ chậm dẫn đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật bị kìm hãm và có thể gây chết.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Cá sông và cá biển khi để trong tủ lạnh thì loại cá nào dễ bị hỏng hơn? Tại sao?

A. Cá biển dễ hỏng hơn vì vi khuẩn bám trên cá biển là những vi khuẩn thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá.

B. Cá sông dễ hỏng hơn vì cá biển sống trong môi trường nước biển có nhiều muối nên ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.

C. Cá biển dễ hỏng hơn vì nước biển có nhiều nhóm vi sinh vật gây hại hơn nước sông.

D. Cá sông dễ hỏng hơn vì nước sông có nhiều vi sinh vật gây hại hơn trong nước biển.

Lời giải:

Cá biển dễ hỏng hơn vì vi khuẩn bám trên cá biển là những vi khuẩn thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh vì:

A. Nhiệt độ cao kìm hãm, làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.

B. Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính prôtêin, biến tính ADN của vi sinh vật, gây chết vi sinh vật.

C. Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp sẽ làm chết vi sinh vật.

D. Nhiệt cao kìm hãm vi sinh vật, nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giết chết vi sinh vật.

Lời giải:

Nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh vì:Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính prôtêin, biến tính ADN của vi sinh vật, gây chết vi sinh vật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để

A. Kích thích làm tăng tốc độ  các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.

B. Tiêu diệt các vi sinh vật.

C. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để

A. Kích thích làm tăng tốc độ  các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.

B. Tiêu diệt các vi sinh vật.

C. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Có thể bảo quản thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có tác dụng:

A. Làm cho thức ăn ngon hơn

B. Tiêu diệt được vi sinh vật

C. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Thanh trùng vi sinh vật

Lời giải:

Có thể bảo quản thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Điều nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp

B. Mỗi loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định

C. Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật

D. Nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

Lời giải:

Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm của môi trường sống của các vi sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp

B. Các loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm như nhau.

C. Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật

D. Cả 3 ý trên

Lời giải:

Ý B sai vì : Mỗi vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm khác nhau

Ý C sai vì : Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm của môi trường sống của các vi sinh vật. => Phát biểu đúng là A.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41: Vi khuẩn so với các nhóm vi sinh vật khác cần độ ẩm:

A. Thấp

B. Vừa

C. Cao

D. Cả A, B đúng

Lời giải:

Vi khuẩn so với các nhóm vi sinh vật khác cần độ ẩm cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Tại sao để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quản khô.

A. Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết

B. Khi phơi khô, các vi sinh vật thiếu nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn

C. Phơi khô và bảo quản khô làm độ ẩm trong nông sản thấp, vi sinh vật sẽ sinh trưởng chậm

D. Phơi khô và bảo quản khô làm cho vi sinh vật khó xâm nhập và nông sản.

Lời giải:

Việc phơi khô, bảo quản khô các loại hạt ngũ cốc được dựa theo nguyên lý ảnh hưởng của độ ẩm tới quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. Khi để khô, thường thì các vi sinh sẽ sinh trưởng chậm nên không gây hư hỏng đến các loại hạt này.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quan khô. Ví dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật ?

A. Áp suất thẩm thấu

B. Độ pH

C. Ánh sáng

D. Độ ẩm

Lời giải:

Việc phơi khô, bảo quản khô các loại hạt ngũ cốc được dựa theo nguyên lý ảnh hưởng của độ ẩm tới quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. Khi để khô, thường thì các vi sinh sẽ sinh trưởng chậm nên không gây hư hỏng đến các loại hạt này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 44: Tại sao tác nhân gây hư hại cho các loại quả thường là nấm mốc mà ít là vi khuẩn?

A. Vì nấm mốc xuất hiện nhiều hơn vi khuẩn

B. Vì nấm mốc đòi hỏi ít nước (độ ẩm thấp) còn vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao.

C. Vì vi khuẩn không sinh sống ở thực vật mà sống trong động vật

D. Vì nấm mốc có thể được cung cấp các nhân tố sinh trưởng cần thiết còn vi khuẩn không được cung cấp.

Lời giải:

Dưới tác động của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật thì vi khuẩn thường sống trong môi trường có độ ẩm cao, còn nấm mốc thì đòi hỏi ít nước. Mà môi trường trong các loại quả chính là môi trường có độ ẩm không cao. Do đó, thích hợp cho sự phát triển của nấm mốc hơn là sự phát triển của vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 45: Độ pH ảnh hưởng tới các hoạt động nào trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào

B. Tính thấm qua màng sinh chất

C. Hoạt tính enzim và sự hình thành ATP

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải:

Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, hoạt tính enzim, hình thành ATP…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46: Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là:

A. Nhiệt độ.

B. Ánh sáng.

C. Độ ẩm.

D. Độ pH.

Lời giải:

Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, hoạt tính enzim, hình thành ATP…

→ ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả

Đáp án cần chọn là: D

Câu 47: Dựa vào độ pH, người ta phân chia vi sinh thành mấy nhóm?

A. 3 nhóm

B. 4 nhóm

C. 5 nhóm

D. 6 nhóm

Lời giải:

Dựa vào độ pH, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axit, nhóm ưa kiềm và nhóm trung tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 48: Dựa trên tác dụng của độ pH lên sự sinh trưởng của vi sinh vật , người ta chia vi sinh vật làm các nhóm là :

A. Nhóm ưa kiềm và nhóm axit

B. Nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính

C. Nhóm ưa kiềm nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính

D. Nhóm ưa trung tính và nhóm ưa kiềm

Lời giải:

Dựa vào độ pH, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axit, nhóm ưa kiềm và nhóm trung tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 49: Vi sinh vật sinh trưởng tốt ở  pH từ 6  đến 8 và ngừng sinh trưởng ở pH<4 hoặc pH>9 thuộc nhóm

A. Ưa trung tính.

B. Ưa kiềm

C. Ưa axit và kiềm

D. Ưa axit.

Lời giải:

Vi sinh vật sinh trưởng tốt ở pH từ 6 đến 8 là VSV ưa trung tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 50: Vi sinh vật nào sau đây trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ pH của môi trường là:

A. Vi khuẩn lam

B. Vi khuẩn lactic

C. Xạ khuẩn 

D. Vi khuẩn lưu huỳnh

Lời giải:

Vi khuẩn lactic khi hoạt động sẽ tạo ra axit lactic, làm giảm pH của môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 51: Vi sinh vật nào sau đây là nhóm ưa axit?

A. Đa số vi khuẩn

B. Xạ khuẩn

C. Nấm men, nấm mốc

D. Động vật nguyên sinh

Lời giải:

Nấm men, nấm mốc là những VSV ưa axit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 52: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

A. Nhóm ưa trung tính.

B. Nhóm ưa axit. 

C. Nhóm ưa kiềm.

D. Tất cả đều đúng.

Lời giải:

Đa số vi khuẩn và ĐV nguyên sinh thuộc nhóm VSV ưa trung tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 53: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp

B. Tia tử ngoại thường kìm hãm sự sao mã của vi sinh vật

C. Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axit nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật

D. Ánh sáng là yếu tố không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật.

Lời giải:

Ánh sáng là 1 trong 5 yếu tố vật lý có ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 54: Các tia tử ngoại có tác dụng

A. Đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.

B. Tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.

C. Tăng hoạt tính enzim.

D. Gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.

Lời giải:

Các tia tử ngoại có tác dụng gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.

+ Tia tử ngoại thường phá hủy ADN của vi sinh vật

Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axit nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 55: Con người có thể sử dụng các tia nào sau đây để diệt vi sinh vật có hại ?

A. Tia tử ngoại

B. Tia gamma

C. Tia chớp

D. A và B

Lời giải:

Dựa vào mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đối với sự sinh trưởng vi sinh vật thì tia tử ngoại, tia gamma, tia Ronghen, tia vũ trụ có khả năng là ion hóa hoặc biến tính các axit nucleic, protein của chúng dẫn đến vi sinh vật có thể chết.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 56: Loại tia sáng nào dưới đây không có khả năng gây ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh vật?

A. Tia UV

B. Tia X

C. Tia Gamma

D. Tia Rơnghen

Lời giải:

Bức xạ ion hóa (tia X, tia gamma, tia Rơnghen) có khả năng làm ion hóa các protein và axit nucleic dẫn đến đột biến và gây chết.

Tia UV (tia tử ngoại) làm biến tính các axit nucleic.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 57: Áp suất thẩm thấu lớn có ảnh hưởng gì đến sự sống của vi sinh vật?

A. Gây co nguyên sinh

B. Gây chết

C. Phá hủy tế bào

D. Kích thích sinh trưởng.

Lời giải:

Áp suất thẩm thấu gây co nguyên sinh, làm cho VSV không phân chia được.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 58: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?

A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.

B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.

C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được.

D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.

Lời giải:

Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút để thay đổi áp suốt thẩm thấu của VSV: nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 59: Viêc sử dụng yếu tố vật lý nhằm mục đích

A. Sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.

B. Kích thích sinh trưởng vi sinh vật.

C. Kiểm soát sinh trưởng vi sinh vật.   

D. Cả A, B, C.

Lời giải:

Viêc sử dụng yếu tố vật lý nhằm mục đích kiểm soát sinh trưởng vi sinh vật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 60: Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (vd: E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?

A. Vì E.coli triptophan có khả năng tổng hợp được triptophan nên khi cho vào môi trường (thực phẩm) không có triptophan nó vẫn có thể sống.

B. Vì E.coli triptophan là sinh vật khuyết dưỡng không có khả năng tổng hợp triptophan nên ở môi trường không có triptophan nó sẽ bị giết chết.

C. Vì triptophan là một chất ức chế quá trình sinh trưởng của E.coli triptophan

D. Vì triptophan là một nhân tố sinh trưởng mà chỉ có E.coli triptophan mới có khả năng sử dụng để làm chất dinh dưỡng.

Lời giải:

E. coli tritôphan âm là vi khuẩn khuyết dưỡng, nó không thể tự tổng hợp Triptophan cho bản thân, mà bắt buộc phải hấp thụ từ môi trường ngoài .Do đó, nó không thể sinh trưởng được nếu môi trường không có triptophan. Vì vậy, khi người ta muốn kiểm tra thực phẩm có Triptophan hay không bằng vi khuẩn này, nó sẽ sinh trưởng được nếu trong thực phẩm có chứa Triptophan và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 61: Sử dụng vi sinh vật khuyết dưỡng (VD: E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không, kết quả nào sau đây giúp ta xác định thực phẩm không có triptophan?

A. E.coli triptophan vẫn có thể sống bình thường.

B. E.coli triptophan sinh trưởng mạnh mẽ.

C. E.coli triptophan tổng hợp ra rất nhiều triptophan

D. E.coli triptophan bị chết.

Lời giải:

E.coli tritôphan âm là vi khuẩn khuyết dưỡng, nó không thể tự tổng hợp Triptophan cho bản thân, mà bắt buộc phải hấp thụ từ môi trường ngoài .Do đó, nó không thể sinh trưởng được nếu môi trường không có triptophan. Vì vậy, khi người ta muốn kiểm tra thực phẩm có Triptophan hay không bằng vi khuẩn này, nó sẽ sinh trưởng được nếu trong thực phẩm có chứa Triptophan và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 62: Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (E.coli triptôphan âm) để kiểm tra xem thực phẩm có triptôphan hay không được không?

A. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn phát triển được tức là thực phẩm không có tryptophan.

B. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn phát triển được tức là thực phẩm có tryptophan.

C. Không thể vì vi khuẩn E.coli triptôphan âm có thể phát triển được trên cả môi trường có hay không có triptôphan.

D. Không thể vì vi khuẩn E.coli triptôphan âm không thể phát triển được trên môi trường rất giàu chất dinh dưỡng như thực phẩm

Lời giải:

VSV khuyết dưỡng là VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (E.coli triptôphan âm) để kiểm tra xem thực phẩm có triptôphan hay không. Nếu vi khuẩn phát triển được tức là thực phẩm có tryptophan.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 63: Một công ty thực phẩm công bố sản phẩm mới của công ty có chứa triptôphan. Một trong các biện pháp để kiểm tra thực phẩm có triptôphan là

A. Sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan dương vì vi khuẩn này không tự tổng hợp được triptôphan nên không hình thành khuẩn lạc trong môi trường không có triptôphan.

B. Sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan dương vì vi khuẩn này tự tổng hợp được triptôphan nên hình thành khuẩn lạc to và sặc sỡ hơn so với bình thường. 

C. Sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan âm vì vi khuẩn này không tự tổng hợp được triptôphan nên không hình thành khuẩn lạc trong môi trường không có triptôphan.

D. Sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan âm vì vi khuẩn này tự tổng hợp được triptôphan nên hình thành khuẩn lạc to và sặc sỡ hơn so với bình thường. 

Lời giải:

Để chứng minh sản phẩm này có Trp có thể sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan âm vì vi khuẩn này không tự tổng hợp được triptôphan nên không hình thành khuẩn lạc trong môi trường không có triptôphan. Nếu thực sự sản phẩm có Trp thì sẽ có khuẩn lạc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 64: Vi sinh vật khuyết dưỡng triptôphan âm: 

1. Sẽ cần triptôphan để sinh trưởng và phát triển nhưng không tự tổng hợp được triptôphan.   

2. Tự tổng hợp được triptôphan. 

3. Chỉ sinh trưởng được trong điều kiện môi trường có triptôphan. 

4. Không thể sinh trưởng được trong điều kiện môi trường thiếu triptôphan. 

Số câu trả lời đúng là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Lời giải:

Các phát biểu đúng là: (1),(3),(4)

(2) sai vì VSV khuyết dưỡng triptophan không tự tổng hợp được a.a này

Đáp án cần chọn là: D

Câu 65: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 2 môi trường sau: 

Môi trường (1) gồm nước, muối khoáng và nước thịt 

Môi trường (2) gồm nước, muối khoáng và glucozo 

Sau khi nuôi ở tủ ấm 370Cmột thời gian thì trong môi trường (1) trở nên đục, môi trường (2) vẫn trong suốt. 

Vì sao vi sinh vật không phát triển trên môi trường (2)?

A. Nhiệt độ không phù hợp

B. Thiếu nhân tố sinh trưởng.

C. Thiếu năng lượng

D. Vì không có nguồn cacbon

Lời giải:

Bởi vì thiếu nhân tố sinh trưởng: VD: axit amin, vitamin..

Đáp án cần chọn là: B

Câu 66: Hai chủng vi khuẩn Lactobacillus arabinosus, chủng 1 nguyên dưỡng với axit folic nhưng khuyết dưỡng với pheninalanin, còn chủng 2 thì ngược lại.Nếu môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng chỉ có pheninalanin và không có axit folic thì có thể dùng môi trường này nuôi cấy chủng vi khuẩn nào?

A. Cả 2 chủng trên đều được

B. Cả 2 chủng trên đều không được

C. Chủng 1

D. Chủng 2

Lời giải:

Chủng 1 khuyết dưỡng Phe → sống được trong môi trường có Phe

Chủng 2 khuyết dưỡng axit folic → sống được trong môi trường có axit folic

Vậy trong môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng chỉ có pheninalanin và không có axit folic thì có thể dùng môi trường này nuôi cấy chủng vi khuẩn 1

Đáp án cần chọn là: C

Câu 67: Môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphyloccoccus aureus) gồm: nước, muối khoáng, glucozơ, vitamin B1. Nếu loại bỏ vitamin B1 ra khỏi môi trường nuôi cấy thì vi khuẩn không sinh trưởng được. Vậy vi khuẩn sinh trưởng được trên môi trường này là do nguyên nhân chính nào?

A. Có muối khoáng nên cung cấp đủ các nguyên tố cần thiết.

B. Có glucozo nên cung cấp đủ năng lượng, nguồn cácbon.

C. Có nước nên chuyển hóa được các chất.

D. Có vitamin B1 là có nhân tố sinh trưởng.

Lời giải:

Nếu loại bỏ vitamin B1 ra khỏi môi trường nuôi cấy thì vi khuẩn không sinh trưởng được → chủng vi khuẩn này khuyết dưỡng vitamin B1

Vitamin B1 là nhân tố sinh trưởng nên trong môi trường phải có vitamin B1

Đáp án cần chọn là: D

Câu 68: Phương án nào đúng khi nói về vi khuẩn E.coli triptophan âm?

A. Vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp triptophan để sinh trưởng.

B. Vi khuẩn không cần bổ sung triptophan để sinh trưởng.

C. Vi khuẩn nguyên dưỡng với triptophan.

D. Vi khuẩn sinh trưởng được trên môi trường có triptophan.

Lời giải:

Vi khuẩn E.coli triptophan âm là loại vi khuẩn chỉ sinh trưởng được trên môi trường có triptophan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 69: Áp suất thẩm thấu lớn có ảnh hưởng gì đến sự sống của vi sinh vật?

A. Gây co nguyên sinh

B. Gây chết

C. Phá hủy tế bào

D. Kích thích sinh trưởng

Lời giải:

Áp suất thẩm thấu gây co nguyên sinh, làm cho VSV không phân chia được.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 70: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 - 10 phút?

A. Vì nước muối gây co nguyên sinh vi sinh vật không phân chia được.

B. Vì nước muối làm vi sinh vật phát triển.

C. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.

D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.

Lời giải:

Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 - 10 phút vì nước muối gây co nguyên sinh vi sinh vật không phân chia được.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 71: Tác dụng của việc ngâm rau sống đã rửa trong nước muối từ 5 – 10 phút là :

A. Giúp rau tươi hơn, giòn hơn

B. Gây oxi hóa các thành phần của tế bào vi sinh vật.

C. Gây co nguyên sinh vi sinh vật để loại bỏ vi sinh vật.

D. Loại bỏ các chất cặn bã còn bám lại trên rau

Lời giải:

Tác dụng của việc ngâm rau sống đã rửa trong nước muối từ 5 – 10 phút là : Gây co nguyên sinh vi sinh vật để loại bỏ vi sinh vật vì nước muối là môi trường ưu trương.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 72: Khi ướp cá bằng muối thì bảo quản được cá, hạn chế bị ươn là do :

A. Thiếu chất hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất nên ngừng sinh trưởng.

B. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh chất nên không phân chia.

C. Trong môi trường ưu trương, vi sinh vật bị thiếu thức ăn nên không phân chia.

D. Vi sinh vật không hấp thụ được dinh dưỡng trong môi trường ưu trương nên không phân chia

Lời giải:

Khi ướp cá bằng muối thì bảo quản được cá, hạn chế bị ươn là do nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh chất nên không phân chia (môi trường ngoài là ưu trương).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 73: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

A. Foocmalđêhit

B. Chất kháng sinh

C. Cồn iod

D. Các hợp chất phênol

Lời giải:

Các chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 74: Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế nào ?

A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh

B. Ôxi hóa các thành phần tế bào

C. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt

D. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất

Lời giải:

Các hợp chất kim loại nặng sẽ gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 75: Cho các chất hóa học sau: 

I. Vitamin B1. 

II. Phenol. 

III. Đường glucôzơ. 

IV. Axit amin phenylalanin. 

V. Clo. 

VI. Cồn. 

Số lượng các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật là: I, III, IV

II,V, VI là các chất ức chế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 76: Vi khuẩn Helicobacter pylori rất di động, xâm nhập qua lớp chất nhầy và xâm lấn biểu mô dạ dày, đặc biệt là khoảng gian bào. Vi khuẩn sản sinh urêaza rất mạnh, enzim này có hoạt tính phân giải urê thành amôniac. Urê là sản phẩm chuyển hóa của các mô tế bào, chúng vào máu một phần và được đào thải ra ngoài qua thận. Một lượng urê từ máu qua lớp niêm mạc dạ dày vào dịch dạ dày và giúp cho vi khuẩn sống sót được trong môi trường của dạ dày. 

Để sinh trưởng được ở dạ dày, vi khuẩn chủ yếu thay đổi yếu tố vật lý  

A. Áp suất thẩm thấu vì amôniac làm tăng tạm thời áp suất thẩm thấu trước khi vào máu.

B. Áp suất thẩm thấu vì amôniac làm giảm tạm thời áp suất thẩm thấu trước khi vào máu.

C. Độ pH vì amôniac làm tăng tạm thời pH đến trung tính.

D. Độ pH vì amôniac làm giảm tạm thời pH đến trung tính.

Lời giải:

Môi trường ở dạ dày là môi trường axit, để tồn tại được ở đó vi khuẩn sản sinh urêaza rất mạnh, enzim này có hoạt tính phân giải urê thành amôniac. amôniac làm tăng tạm thời pH đến trung tính → Vi khuẩn sống được

Đáp án cần chọn là: C

Câu 77: Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là:

A. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ

B. Các enzim của chúng dễ mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao

C. Prôtêin của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ ấm

D. Enzim và prôtêin của chúng thích ứng với nhiệt độ cao

Lời giải:

Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là enzim và prôtêin của chúng thích ứng với nhiệt độ cao, không bị biến tính khi nhiệt độ tăng cao

Đáp án cần chọn là: D

Bài giảng: Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học