Lý thuyết Sinh học 10 Bài 27 sách mới | Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 27 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Sinh học 10 Bài 27.




Lưu trữ: Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 Bài 27 (sách cũ)

Bài giảng: Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

1. Chất dinh dưỡng

- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.

- Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.

- Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp.

- vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 27 sách mới | Chân trời sáng tạo

1. Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.

- Nhiệt độ cao làm biến tính các loại protein, axit nucleic

- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 150C), ưa ấm (20 - 400C), ưa nhiệt (55 - 650C), ưa siêu nhiệt (85 - 1100C).

2. Độ ẩm

- Nước cần thiết cho sinh trưởng và chuyển hoá vật chất của VSV.

- Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.

- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

3. Độ pH

- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP.

- Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).

- Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi trường làm thay đổi độ pH của môi trường.

4. Ánh sáng

- Mức năng lượng trong ánh sáng tuỳ thuộc vào độ dài bước sóng của tia sáng.

- Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của VSV.

- Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.

5. Áp suất thẩm thấu

- Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.

Xem thêm Lý thuyết Sinh học 10 ngắn gọn, chi tiết hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

cac-yeu-to-anh-huong-den-sinh-truong-cua-vi-sinh-vat.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học