Top 15 Đề thi Sinh học 10 Học kì 2 năm 2023 (có đáp án)



Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Sinh học 10, dưới đây là Top 15 Đề thi Sinh 10 Học kì 2 năm 2022 - 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh 10.

Xem thử Đề CK2 Sinh 10 KNTT Xem thử Đề CK2 Sinh 10 CTST Xem thử Đề CK2 Sinh 10 CD

Chỉ 70k mua trọn bộ đề thi Sinh 10 Cuối kì 2 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử Đề CK2 Sinh 10 KNTT Xem thử Đề CK2 Sinh 10 CTST Xem thử Đề CK2 Sinh 10 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cơ chế giúp các loài sinh sản hữu tính duy trì được bộ NST của loài qua các thế hệ là

A. nguyên phân và giảm phân.

B. nguyên phân và sinh sản.

C. giảm phân và trao đổi chất.

D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 2: Tại Việt Nam, các nhà khoa học lần đầu tiên nhân bản thành công vật nuôi là

A. con bò.

B. con lợn Ỉ.

C. con mèo.

D. con dê.

Câu 3: Dựa vào thành phần cấu tạo, nhóm vi sinh vật nhân sơ gồm

A. vi nấm và vi tảo.

B. nấm đơn bào và tảo đơn bào.

C. Archaea và vi khuẩn.

D. vi khuẩn, vi nấm và vi tảo.

Câu 4: Vi sinh vật được phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học thường sử dụng các đặc điểm nào sau đây?

A. Đặc điểm hóa sinh, DNA, RNA.

B. Đặc điểm về hình thái tế bào.

C. Đặc điểm về hình thái khuẩn lạc.

D. Đặc điểm sinh sản.

Câu 5 Quá trình quang hợp giải phóng O2 xảy ra ở

A. vi khuẩn lam.

B. Archaea.

C. vi khuẩn Gram dương.

D. vi khuẩn hóa tự dưỡng.

Câu 6: Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trên nguồn cơ chất nào?

A. Lipid.

B. Lactose.

C. Polysaccharide.

D. Protein.

Câu 7: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn không dựa trên đặc điểm nào sau đây?

A. Tổng hợp và phân giải các chất nhanh.

B. Đa dạng về di truyền.

C. Phổ sinh thái và dinh dưỡng hẹp.

D. Sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.

Câu 8: Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong

A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm.

B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì.

C. sản xuất sữa chua, dưa chua.

D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh.

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên?

A. Đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

B. Phân giải chất thải làm giàu chất dinh dưỡng trong đất.

C. Cộng sinh với các loài khác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó.

D. Cung cấp oxygen và chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.

B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho người, vật nuôi và thực vật.

C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.

D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường.

Câu 11: Vi sinh vật nào sau đây được sử dụng để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học?

A. Salmonella.

B. Escherichia E.coli.

C. Baccilus thurigiensis - Bt.

D. Pseudomonas sp.

Câu 12: Khi muối dưa chua, người ta thường cho thêm một ít nước dưa của lần muối trước vào cùng. Việc làm này có mục đích gì?

A. Để dưa nhanh chua hơn.

B. Để dưa không bị mùi hôi, thối.

C. Để dưa giòn hơn.

D. Để dưa chậm chua hơn.

Câu 13: Trong quy trình làm sữa chua, việc bổ sung một hộp sữa chua vào hỗn hợp nước và sữa có tác dụng

A. giảm nhiệt độ của môi trường dinh dưỡng.

B. cung cấp giống vi khuẩn lactic ban đầu.

C. tạo độ đặc sánh cho môi trường dinh dưỡng.

D. cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho môi trường dinh dưỡng.

Câu 14: Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?

A. Tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.

B. Lên men tạo vị chua cho tương.

C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.

D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.

Câu 15: Thành phần nào dưới đây không có ở virus?

A. Protein.

B. Ribosome.

C. Acid nucleic.

D. Một số loại enzyme.

Câu 16: Sự nhân lên của virus là

A. sự gia tăng số lượng tế bào virus trong tế bào vật chủ.

B. sự gia tăng số lượng virus trong tế bào vật chủ.

C. sự gia tăng kích thước virus trong tế bào vật chủ.

D. sự gia tăng về số lượng và kích thước tế bào virus trong tế bào vật chủ.

Câu 17: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ là đặc điểm của giai đoạn

A. hấp thụ.

B. xâm nhập.

C. tổng hợp.

D. lắp ráp.

Câu 18: Hiện tượng nào dưới đây không tìm thấy trong chu kì sinh tan của virus?

A. Tổng hợp các đại phân tử sinh học.

B. Sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ.

C. Lắp ráp các bộ phận tạo ra các virus mới.

D. Tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ.

Câu 19: Vì sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

A. Vì mỗi loại virus chỉ có các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt tương thích với thụ thể trên bề mặt của một số loại tế bào chủ nhất định.

B. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phân giải màng tế bào của một số loại tế bào chủ nhất định.

C. Vì mỗi loại virus chỉ có khả năng sử dụng bộ máy sinh tổng hợp các chất của một số loại tế bào chủ nhất định.

D. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phiên mã ngược tương thích với vật chất di truyền của một số loại tế bào chủ nhất định.

Câu 20: Virus có thể gây bệnh cho nhóm sinh vật nào dưới đây?

A. Vi khuẩn và nấm.

B. Thực vật.

C. Động vật.

D. Tất cả các nhóm sinh vật trên.

Câu 21: Virus được sử dụng làm vector trong công nghệ di truyền nhờ khả năng

A. xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan tế bào chủ.

B. tích hợp hệ gene của chúng vào hệ gene của tế bào chủ.

C. tích hợp protein của chúng vào tế bào chất của tế bào chủ.

D. xâm nhập và điều khiển tế bào chủ di chuyển đến các tế bào khác.

Câu 22: Virus cúm có vật chất di truyền là

A. DNA.

B. RNA.

C. plasmid.

D. nhiễm sắc thể.

Câu 23: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các biện pháp phòng chống các bệnh do virus gây ra?

A. Tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

B. Khi truyền máu không cần phải xét nghiệm.

C. Cần tiêm các loại vaccine phòng chống bệnh do virus gây ra.

D. Thực hiện các biện pháp cách li đối với bệnh do virus lây lan qua đường hô hấp.

Câu 24: Điều nào sau đây là sai khi nói về virus gây bệnh ở thực vật?

A. Virus thực vật thường chỉ có vỏ capsid mà không có lớp vỏ ngoài glycoprotein.

B. Virus có thể xâm nhập vào tế bào thực vật qua con đường dung hợp màng tế bào.

C. Virus có thể truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương.

D. Virus được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc vô tính.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về HIV/AIDS?

A. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.

B. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.

C. Giai đoạn sơ nhiễm hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ là giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.

D. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhất.

Câu 26: Vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là

A. ruồi giấm.

B. muỗi vằn Aedes aegypti.

C. rầy nâu.

D. chuột.

Câu 27: Biện pháp nào sau đây không được áp dụng để phòng tránh bệnh do virus ở cây trồng?

A. Sử dụng thuốc trị bệnh virus cho cây trồng.

B. Tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh.

C. Vệ sinh đồng ruộng đúng cách.

D. Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh.

Câu 28: Bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra lây truyền qua đường

A. đường máu.

B. đường tiêu hóa.

C. đường hô hấp.

D. đường sinh dục.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Vì sao khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt?

Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng duy trì nitrogen trong đất.

Câu 3 (1 điểm): Tại sao khi xâm nhập vào tế bào của hệ miễn dịch người HIV lại không gây ra triệu chứng bệnh lí ngay mà sau nhiều năm người nhiễm HIV mới biểu hiện triệu chứng AIDS?

Xem thử Đề CK2 Sinh 10 KNTT

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành hai tế bào là đặc điểm của

A. phân chia tế bào chất ở thực vật.

B. phân chia tế bào chất ở động vật.

C. phân chia nhân ở thực vật.

D. phân chia nhân ở động vật.

Câu 2: Giảm phân là cơ chế tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do

A. sự nhân đôi của DNA và NST.

B. sự phân li độc lập.

C. sự tổ hợp ngẫu nhiên của các NST.

D. sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST.

Câu 3: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến quá trình giảm phân?

A. Quy định thời điểm bắt đầu giảm phân.

B. Quy định số lần giảm phân.

C. Ức chế hình thành thoi phân bào hoặc sự phân chia tế bào chất.

D. Làm tăng tốc độ quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Câu 4: Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có

A. lipid màng liên kết với tín hiệu.

B. con đường truyền tin nội bào.

C. phân tử truyền tin nội bào.

D. thụ thể đặc hiệu.

Câu 5: Dưa hấu, cam và bưởi không hạt có thể được tạo ra từ kĩ thuật

A. nuôi cấy hạt phấn.

B. dung hợp tế bào trần.

C. vi nhân giống.

D. nhân bản vô tính.

Câu 6: Tế bào gốc ở động vật có thể hình thành khi

A. tế bào động vật bị đột biến.

B. tế bào động vật phân chia.

C. tế bào sinh dưỡng được được kích hoạt phản biệt hóa.

D. tế bào sinh dưỡng được biệt hóa thành một loại tế bào có tính chuyên hóa.

Câu 7: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?

A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng.

B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng.

C. Vi sinh vật quang tự dưỡng.

D. Vi sinh vật hóa dưỡng.

Câu 8: Khuẩn lạc nấm men

A. thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, thường có màu trắng sữa.

B. thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,...), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.

C. thường lan rộng, tạo thành dạng sợi dài, xốp, có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh.

D. thường ướt, hình bầu dục và lõm ở tâm, thường có nhiều màu sắc.

Câu 9: Vi sinh vật thuộc giới Khởi sinh có đặc điểm là

A. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

B. sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

C. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng.

D. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?

A. Vi sinh vật sử dụng nguồn carbon là CO2 thuộc kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng.

B. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng thuộc kiểu dinh dưỡng là quang dưỡng.

C. Chỉ cần cung cấp nguồn carbon và năng lượng phù hợp thì vi sinh vật có thể phát triển thuận lợi.

D. Vi sinh vật hóa dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng.

Câu 11: Đặc điểm môi trường dinh dưỡng nào sau đây phù hợp với pha cân bằng của quần thể vi khuẩn?

A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

B. Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

C. Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

D. Dinh dưỡng cạn kiệt và các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.

Câu 12: Hình thức sinh sản nào dưới đây chỉ có ở vi sinh vật nhân thực?

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Hình thành bào tử vô tính.

D. Hình thành bào tử tiếp hợp.

Câu 13: Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 oC đến 45 oC, sinh trưởng tối ưu ở 30 – 35 oC. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh.

B. Nhóm vi sinh vật ưa ấm.

C. Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Nhóm vi sinh vật cực ưa nhiệt.

Câu 14: Thuốc kháng sinh có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh ở thực vật.

B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh.

C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.

D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.

Câu 15: Con người đã ứng dụng khả năng quang tổng hợp của vi sinh vật để

A. sản xuất amino acid.

B. sản xuất thực phẩm, dược phẩm (tảo và vi khuẩn lam).

C. sản xuất dầu diesel sinh học.

D. sản xuất sản phẩm dùng một lần từ những polymer sinh học.

Câu 16: Vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme nào sau đây để phân giải tinh bột?

A. Protease.

B. Cellulase.

C. Amylase.

D. Lipase.

Câu 17: Đâu không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật?

A. Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.

B. Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum.

C. Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.

D. Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator.

Câu 18: Phát triển nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật?

A. Vi sinh vật sinh tổng hợp protease để phân giải protein thành các amino acid.

B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường glucose, lactose thành sản phẩm chủ yếu là lactic acid.

C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzyme cellulase có sẵn trong môi trường để biến đổi cellulose thành các phân tử đường.

D. Vi sinh vật phân giải protein thành các amino acid sử dụng để tổng hợp các phân tử protein mới.

Câu 19: Sản xuất ethanol sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp là ứng dụng của vi sinh vật

A. trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

B. trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

C. trong công nghiệp.

D. trong lâm nghiệp.

Câu 20: Thành phần nào của virus có vai trò mang thông tin di truyền?

A. Vỏ capsid.

B. Lõi nucleic acid.

C. Màng phospholipid kép.

D. Gai glycoprotein.

Câu 21: Virus trần xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách

A. đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.

B. đưa nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ cấu trúc bao quanh để giải phóng vật chất di truyền.

C. đưa gai glycoprotein trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ cấu trúc bao quanh để giải phóng vật chất di truyền.

D. nhân lên bên ngoài tế bào chủ rồi đưa vật chất di truyền vào trong tế bào.

Câu 22: Phage T4 có thụ thể nằm ở

A. vỏ capsid.

B. glycoprotein.

C. lõi nucleic acid.

D. đầu tận cùng của lông đuôi.

Câu 23: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có màng bọc ra khỏi tế bào vật chủ?

A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.

B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.

C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.

D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.

Câu 24: Sinh vật nào sau đây không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe?

A. Côn trùng.

B. Động vật ăn thực vật.

C. Động vật ăn thịt.

D. Nấm.

Câu 25: Yếu tố nào sau đây không phải là miễn dịch không đặc hiệu?

A. Da và niêm mạc.

B. Tế bào lympho.

C. Dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị.

D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính.

Câu 26: Virus khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác bằng cách

A. tổng hợp enzyme làm thủng thành tế bào và chui sang tế bào bên cạnh.

B. phân chia nhanh làm vỡ tế bào rồi chui sang tế bào bên cạnh.

C. trực tiếp qua cầu sinh chất.

D. nảy chồi giải phóng dần và xâm nhập vào tế bào bên cạnh.

Câu 27: Để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người, không sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

B. Không mua bán các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc.

C. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết; cần giết mổ và sử dụng ngay để tránh lãng phí.

D. Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.

Câu 28: Virus gây bệnh trên đối tượng nào sau đây thường có màng bọc?

A. Động vật.

B. Thực vật.

C. Nấm.

D. Vi khuẩn.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Bằng cách nào có thể tạo được các mô da lành dùng cho điều trị các trường hợp bị bỏng và phải cấy ghép da?

Câu 2 (1 điểm): Em đã làm gì để có sức khỏe tốt? Vì sao giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virus?

Câu 3 (1 điểm): Có thể tiếp tục dùng loại kháng sinh đã được bác sĩ kê cho lần khám trước với liều lượng cao hơn để nhanh chóng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh tương tự trong lần mắc bệnh sau đó không? Vì sao?

Xem thử Đề CK2 Sinh 10 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Thoi phân bào có chức năng nào sau đây?

A. Là nơi xảy ra quá trình nhân đôi của DNA và NST.

B. Là nơi NST bám và giúp NST phân li về các cực của tế bào.

C. Là nơi NST bám vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép.

D. Là nơi NST xếp thành hàng trong quá trình phân bào.

Câu 2: Cừu Dolly được tạo ra từ quy trình nhân bản vô tính có đặc điểm

A. giống cừu cho nhân.

B. giống cừu cho trứng.

C. lai giữa cừu cho nhân và cừu cho trứng.

D. khác hoàn toàn đặc điểm của cừu cho nhân và cừu cho trứng.

Câu 3: Phát biểu nào đúng khi nói về công nghệ tế bào?

A. Cấy truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng một cá thể cái để nuôi phôi.

B. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trồng có kiểu gene đa dạng.

C. Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là tính toàn năng của tế bào.

D. Nuôi cấy mô tế bào không cần thiết phải sử dụng hormone sinh trưởng.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây đúng với vi sinh vật?

A. Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.

B. Có kích thước rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi.

C. Sinh trưởng và sinh sản nhanh.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật, cần sử dụng

A. kĩ thuật cố định và nhuộm màu.

B. kĩ thuật siêu li tâm.

C. kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

D. kĩ thuật cấy giống.

Câu 6: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất ADP – glucose là hợp chất mở đầu cho quá trình tổng hợp

A. tinh bột và glycogen.

B. protein.

C. lipid.

D. nucleic acid.

Câu 7: Đâu không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

A. Vi sinh vật chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.

B. Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác sinh vật làm sạch môi trường.

C. Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ thành khoáng chất.

D. Vi sinh vật góp phần cải thiện hệ tiêu hóa vật nuôi.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên tắc đảm bảo kết quả tối ưu cho nuôi cấy vi sinh vật?

A. Duy trì nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của mỗi loài vi khuẩn.

B. Đảm bảo đủ lượng nước duy trì độ ẩm.

C. Môi trường nuôi cấy cần có độ dày vừa phải để cung cấp oxygen cho vi sinh vật kị khí.

D. Môi trường nuôi cấy cần có độ dày vừa phải để cung cấp oxygen cho vi sinh vật hiếu khí.

Câu 9: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid ở vi sinh vật?

A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật tương tự như ở mọi tế bào sinh vật.

B. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên nucleotide.

C. Tất cả vi sinh vật đều có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên nucleotide.

D. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các nucleotide.

Câu 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?

A. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra cả bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ các enzyme do chúng tiết ra.

B. Vi sinh vật phân giải lipid tạo thành chất đơn giản là glycerol và amino acid.

C. Quá trình phân giải protein tạo ra các amino acid nhờ enzyme protease do vi sinh vật tiết ra.

D. Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.

Câu 11: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực không gồm các hình thức nào sau đây?

A. Phân đôi.

B. Tiếp hợp.

C. Nảy chồi.

D. Bào tử.

Câu 12: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón sinh học là

A. một số vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh giúp tăng sinh khối cho cây trồng.

B. một số vi sinh vật có khả năng tiết chất độc diệt sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng.

C. một số vi sinh vật có khả năng tiết hoặc chuyển hóa các chất có lợi cho cây trồng.

D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme giúp tăng tốc độ sinh sản cho cây trồng.

Câu 13: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.

B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.

D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 14: Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình

A. lên men lactic.

B. lên men rượu.

C. lên men acetic.

D. lên men propionic.

Câu 15: Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?

A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.

B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa.

C. Để thủy phân k - casein trong sữa và làm cho sữa đông lại.

D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.

Câu 16: Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì?

A. Co nguyên sinh, tế bào mất nước, không phân chia được.

B. Trương nước, làm tế bào vi khuẩn vỡ ra và chết.

C. Đông đặc protein có trong tế bào vi khuẩn.

D. Màng lipid bị phá vỡ, tế bào vi khuẩn sẽ bị chết.

Câu 17: Ngoài thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid, một số virus còn có thêm

A. màng sinh chất.

B. các vỏ ngoài.

C. thành tế bào.

D. ribosome.

Câu 18: Các capsomer tạo thành vỏ capsid rỗng và gắn hệ gene vào một cách ngẫu nhiên là đặc điểm của giai đoạn nào trong quá trình nhân lên của virus?

A. Giai đoạn hấp phụ.

B. Giai đoạn xâm nhập.

C. Giai đoạn tổng hợp.

D. Giai đoạn lắp ráp.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về virus trần và virus có vỏ ngoài?

A. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có vỏ capsid.

B. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có lõi nucleic acid.

C. Bề mặt của virus trần có các gai glycoprotein còn bề mặt của virus có vỏ ngoài thì không có các gai glycoprotein.

D. Virus trần không có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein còn virus có vỏ ngoài thì có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan?

A. Chu trình tan có sự nhân lên tạo ra vô số virus mới còn chu trình tiềm tan không tạo ra các virus mới.

B. Chu trình tan cho phép hệ gene của virus tồn tại và nhân lên trong tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan thì hệ gene không có khả năng nhân lên trong tế bào vật chủ.

C. Chu trình tan kết thúc bằng việc virus gây chết tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan hệ gene của virus sống chung và không phá vỡ tế bào vật chủ.

D. Chu trình tiềm tan có thể tạo ra quần thể tế bào bị nhiễm virus, còn chu trình tan làm chết tế bào vật chủ.

Câu 21: Bước đầu tiên trong quy trình ứng dụng virus sản xuất chế phẩm sinh học là

A. nuôi virus để thu sinh khối.

B. biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.

C. tạo vector tái tổ hợp.

D. nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

Câu 22: Dựa vào khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng của virus để sản xuất

A. vaccine phòng bệnh do virus gây ra ở cây trồng.

B. thuốc trừ sâu từ virus.

C. chất kháng sinh.

D. hormone sinh trưởng cho cây trồng.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của interferon trong việc giúp cơ thể chống lại virus?

A. Interferon có tính đặc hiệu với từng loại virus nhất định.

B. Interferon có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus.

C. Interferon kích thích cơ thể tạo ra chất chống virus.

D. Interferon có vai trò như kháng thể, có khả năng chống lại virus.

Câu 24: Đâu không phải là lợi lịch của việc sử dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học?

A. Tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn.

B. Sản xuất được mọi loại chế phẩm sinh học cần thiết.

C. Giảm giá thành sản phẩm.

D. Đáp ứng được nhu cầu của con người.

Câu 25: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang?

A. Lây lan qua đường hô hấp.

B. Lây lan qua đường tiêu hóa.

C. Lây truyền từ mẹ sang con.

D. Lay lan qua đường tình dục.

Câu 26: Viêm đường hô hấp cấp gây ra những triệu chứng điển hình nào sau đây?

A. Gây suy giảm miễn dịch, giai đoạn cuối gây ra bệnh cơ hội dẫn đến tử vong.

B. Nhức đầu, sốt rét, sưng hạch.

C. Đau đầu, khó thở, viêm phổi nặng.

D. Sốt cao, đau bụng, mẩn ngứa.

Câu 27: Vì sao các biến thể mới của virus nhiễm vào cơ thể thường rất nguy hiểm?

A. Vì các biến thể mới có khả năng nhân đôi, lây truyền nhanh hơn trong cơ thể vật chủ, làm cho vật chủ nhiễm bệnh nặng hơn.

B. Vì biến thể mới có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, nên cơ thể không sản xuất được kháng thể mới.

C. Vì cơ thể chưa sẵn sàng đáp ứng miễn dịch và vaccine hiện tại sẽ không còn tác dụng đối với các biến thể mới.

D. Vì cơ thể đang tập trung tổng hợp kháng thể diệt biến thể cũ, thiếu nguyên liệu để tổng hợp kháng thể mới.

Câu 28: Vì sao virus chỉ lây nhiễm từ cây này sang cây khác khi cơ thể bị thương do dụng cụ lao động hay vết cắn của côn trùng?

A. Do tế bào thực vật có vách cellulose dày, virus không thể tự xâm nhập được.

B. Do tế bào thực vật không có các thụ thể phù hợp với các phân tử bề mặt của virus.

C. Do virus không bám vào được bề mặt tế bào thực vật.

D. Do virus bị ức chế bởi các chất trên vách cellulose của tế bào thực vật.

B. Phần tự luận

Câu 1: Hãy giải thích vì sao khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi.

Câu 2: Hãy giải thích cơ chế gây bệnh của virus cho vật chủ mà nó xâm nhập.

Câu 3: Bằng các kiến thức đã học về virus, em hãy giải thích tại sao virus SARS – CoV – 2 lại dễ lây nhiễm và có nhiều biến chủng?

Xem thử Đề CK2 Sinh 10 CTST




Lưu trữ: Đề thi Sinh học 10 Học kì 2 (sách cũ)

Tham khảo các bài Sinh 10 khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học