Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 22 - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 22 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Nghĩa mới của mỗi từ và câu được đặt với từ được dùng theo nghĩa mới đó:

- Ngân hàng: ...................................................................

- Cổng: ........................................................................

- Gạo cội: .....................................................................

- Lăn tăn: .....................................................................

Trả lời:

– Nghĩa mới của các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn:

+ Ngân hàng: kho lưu trữ (thông tin, để thi, máu,...).

+ Cổng:

Thiết bị dùng để đồng bộ việc chuyển dữ liệu giữa đơn vị xử lí trung tâm của máy tính với các thiết bị ngoại vi (như máy in, chuột, modem,...) hoặc giữa các máy tính với nhau trong một mạng máy tính.

Cổng thông tin điện tử (portal) là trang thông tin tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng theo một phương thức thống nhất, thông qua một điểm truy cập duy nhất.

+ Gạo cội: rất giỏi, rất có tài nghệ, do đã có thâm niên trong nghề (thường dùng trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao).

+ Lăn tăn: còn có những điều băn khoăn, chưa thật yên tâm, thoải mái.

- Đặt câu:

+ Ngân hàng đề thi được tích lũy dần theo năm tháng.

+ Bộ Giáo dục đã chính thức mở cổng đăng kí thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2025.

+ Ông ấy là diễn viên gạo cội của điện ảnh Việt Nam.

+ Còn vấn đề gì khiến anh phải lăn tăn?

Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Những từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách (mỗi cách nêu 2 từ ngữ):

- Từ ngữ mới được tạo ra trên cơ cở những từ ngữ đã có sẵn trong tiếng Việt: .........

- Từ ngữ mới được tiếp nhận từ tiếng nước ngoài: ................................

Trả lời:

Những từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách (mỗi cách nêu 2 từ ngữ):

- Từ ngữ mới được tạo ra trên cơ cở những từ ngữ đã có sẵn trong tiếng Việt: đồng hồ điện, cơn sốt đất, vua hàng hiệu, nữ hoàng kinh tế, sở hữu trí tuệ,...

- Từ ngữ mới được tiếp nhận từ tiếng nước ngoài: rô bốt, xe buýt, bít tết, bích quy... (gốc tiếng Anh); áp phích, ba lê, may ô, mác (gốc tiếng Pháp)

Bài tập 3 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Nghĩa của các từ ngữ phơi phới, giăng tơ trong các đoạn thơ:

+ Phơi phới:...............................................................

+ Giăng tơ: ................................................................

- Nhận xét về nghĩa chuyển của từ đa nghĩa trong hai trường hợp trên: .............

Trả lời:

- Nghĩa của các từ ngữ phơi phới, giăng tơ trong các đoạn thơ:

+ Phơi phới (nghĩa chuyển): bay trong gió, biểu đạt sức sống của mùa xuân, đồng thời kín đáo diễn tả tâm trạng phấn chấn, vui tươi trong lòng người thiếu nữ.

+ Giăng tơ (nghĩa gốc): chỉ trạng thái tình yêu  lan tỏa, giăng mắc khắp tâm hồn người thiếu nữ.

- Nhận xét về nghĩa chuyển của từ đa nghĩa trong hai trường hợp trên: Trong hai trường hợp trên, nghĩa thứ hai của từ đa nghĩa phơi phới được coi là nghĩa chuyển. Nghĩa của giăng tơ trong câu thơ mang màu sắc tu từ, gắn với sáng tạo riêng của nhà thơ trong trường hợp cụ thể, không mang tính chất ổn định của nghĩa từ vựng.

Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng:

a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................

b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................

c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................

Trả lời:

a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: so sánh (Lòng trẻ còn như cây lụa trắng/ Mẹ già chưa bán chợ làng xa)

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

+ Gợi lên tâm hồn trong trắng, ngây thơ của người thiếu nữ. Tâm hồn cô cũng tinh khôi như tấm lụa trắng do cô dệt nên.

+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ dành cho cô gái.

b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: nhân hoá (giường cửi lạnh, thoi ngà nằm nhớ ngón tay em)

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

+ Giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh giường cửi, thoi ngà không có người dệt, thiếu hơi ấm của bàn tay con người nên lạnh lẽo, nằm lặng lẽ.

+ Diễn tả tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người thiếu nữ khi không gặp được người mà cô mong đợi và tâm trạng bùi ngùi, cảm thương của nhà thơ dành cho người thiếu nữ.

c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: nhân hoá (mưa xuân đã ngại bay)

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

+ Miêu tả hình ảnh mưa cuối mùa xuân thưa thớt, hạt mưa không dày mà chỉ lác đác bay trong gió.

+ Khơi gợi người đọc liên tưởng tới tâm trạng ngại ngần, e dè của cô gái sau những lỡ làng.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác