Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường vào bảng sau
Bài tập 1 trang 17 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường vào bảng sau:
|
Thơ thất ngôn bát cú |
Thơ tứ tuyệt |
Khái niệm |
|
|
Số câu, số chữ trong mỗi câu |
|
|
Bố cục |
|
|
Luật |
|
|
Niêm |
|
|
Vần |
|
|
Nhịp |
|
|
Đối |
|
|
Trả lời:
|
Thơ thất ngôn bát cú |
Thơ tứ tuyệt |
Khái niệm |
Là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường |
|
Số câu, số chữ trong mỗi câu |
Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. |
Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. |
Bố cục |
4 phần. Được chia theo các cặp câu: Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ); Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc); Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc); Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý). Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: bốn câu đầu — bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối...). |
4 phần Được chia làm bốn phần: Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ); Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai); Chuyển (câu 3: chuyển ý); Hợp (câu 4: kết ý). Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4. |
Luật |
Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. |
|
Niêm |
Câu 1 niêm với câu 8; câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. |
Câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3. |
Vần |
Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng. |
|
Nhịp |
Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3. |
|
Đối |
Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu |
Không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú. |
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Bài tập 2 trang 17 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Hoàn thành bảng thông tin dưới đây:
- Bài tập 3 trang 18 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
- Bài tập 4 trang 18 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc trường hợp bên dưới:
- Bài tập 5 trang 18 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:
- Bài tập 6 trang 19 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Kinh nghiệm em rút ra được khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực với cộng đồng
- Bài tập 7 trang 19 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Em rút ra được kinh nghiệm về cách nghe và tóm tắt bài thuyết trình của người khác như sau
- Bài tập 8 trang 19 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, tình yêu Tổ quốc là
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST