Vở thực hành Ngữ văn 8 Tiếng Việt trang 77, 78 - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Tiếng Việt trang 77, 78 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.

Bài tập 1 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:

Câu

Nhận xét sắc thái nghĩa

của các từ ngữ in đậm

a. “Có lúc vểnh râu vai phụ lão

Cũng khi lên mặt dáng văn thân”

(Trần Tế Xương, Tự trào I)

 

b. “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương đã quệt rồi.”

(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)

 

c. “Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Ngồi nghĩ đồ thật hóa đồ chơi.”

(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)

 

Trả lời:

Câu

Nhận xét sắc thái nghĩa

của các từ ngữ in đậm

a. “Có lúc vểnh râu vai phụ lão

Cũng khi lên mặt dáng văn thân”

(Trần Tế Xương, Tự trào I)

- “Vểnh râu”: vốn là từ ngữ chỉ ý “nhàn nhã” với cảm xúc bông đùa hoặc chê trách.

- “Lên mặt”: vốn là từ ngữ xấu, nghĩa dùng chỉ ý “tỏ ra kiêu căng, coi thường người khác”. Trong ngữ cảnh bài thơ Tự trào I, những từ ngữ này được dùng để thể hiện cảm xúc “tự trào” (tự châm biếm, tự chế giễu mình) của Trần Tế Xương.

b. “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương đã quệt rồi.”

(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)

“Quệt”: thể hiện thái độ tự tin, mạnh mẽ và có phần bông đùa, giễu cợt của Hồ Xuân Hương khi mời trầu.

c. “Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Ngồi nghĩ đồ thật hóa đồ chơi.”

(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)

“Bảnh chọe”: thể hiện thái độ giễu cợt, coi khinh của Nguyễn Khuyến dành cho những “tiến sĩ giấy”.

Bài tập 2 trang 78 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cho câu thơ: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà (Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà).

- Nên/ không nên thay từ “bác” bằng từ “bạn”:

..................................................................................................................

- Vì:

..................................................................................................................

Trả lời:

- Không nên thay từ “bác” bằng từ “bạn” vì: “Bác” là từ mà những người bạn lớn tuổi dùng để gọi nhau với sắc thái vừa kính trọng vừa thân mật. Câu thơ thể hiện cách xưng hô giữa những người bạn đã có tuổi; thể hiện được tình cảm sâu sắc, chân thành mà Nguyễn Khuyến dành cho người bạn của mình. Nếu chúng ta thay từ “bác” bằng từ “bạn”, câu thơ sẽ không giữ được sắc thái nghĩa như ban đầu nữa.

Bài tập 3 trang 78 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nên/ không nên thay từ “ngang” bằng từ “lên” trong câu: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo (Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống):

.......................................................................................................................

Vì: ....................................................................................

Trả lời:

- Không thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” vì “trông ngang” mới bộc lộ được thái độ coi thường, giễu cợt của Hồ Xuân Hương khi đến đền Sầm Nghi Đống. Bởi thông thường khi viếng đền, người ta có thái độ tôn kính đối với vị thần được thờ, nhưng Sầm Nghi Đống là tướng xâm lược bại trận nên không đáng được người đời dành cho thái độ đó. Mặt khác, đền đứng “cheo leo” (ở vị trí cao, chênh vênh) mà Hồ Xuân Hương cũng chỉ “trông ngang”, chứ không “trông lên” theo lẽ bình thường thì lại càng nhấn mạnh thái độ coi thường của bà.

Bài tập 4 trang 78 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cho câu thơ: Kìa đền Thái thú đứng cheo leo (Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)

- Liệt kê một/ một số từ ngữ có nghĩa tương tự với từ “cheo leo”:

.......................................................................................................................

- Nét độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương là:

.......................................................................................................................

Trả lời:

- Một số từ ngữ có nghĩa tương tự với từ “cheo leo”: chênh vênh, lênh khênh, chót vót,...

- Nét độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương là: từ “cheo leo” ngoài việc vần với từ “treo” theo luật của thơ tứ tuyệt thì còn gợi ra sắc thái giễu cợt rõ ràng hơn: đền có thể đứng không uy nghi, không vững vàng, lại heo hút. Có lẽ, thế đứng này được gợi ra từ vị thế và cái chết đáng xấu hổ của người được thờ trong đền.

Bài tập 5 trang 78 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc hai câu thơ sau:

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?

Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.

(Trần Tế Xương, Tự trào I)

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên:

...............................................................................................................

- Tác dụng của biện pháp ấy:

...............................................................................................................

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên: câu hỏi tu từ. 

- Tác dụng của biện pháp ấy: Tác giả hỏi để tự cười cho cái vô tích sự của mình. Hỏi không phải để trả lời mà giễu mình, giễu đời. Câu hỏi tu từ này có dụng ý nhấn mạnh sự chua xót của tác giả về thân phận, đồng thời gián tiếp phê phán sự nhiễu nhương của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác