Vở thực hành Ngữ văn 8 Đọc trang 87 → 88 - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Đọc trang 87 → 88 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.

Bài tập 1 trang 87 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nối thuật ngữ ở cột A với định nghĩa tương ứng ở cột B:

Thuật ngữ (cột A)

 

Định nghĩa (cột B)

1. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường

a. là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó nhà thơ tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội, cũng như tự phê bình bản thân, giáo dục con người.

2. Thơ tứ tuyệt luật Đường

b. thuộc thể loại văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp thông tin của bản thân về một cuốn sách hoặc một bộ phim nhằm giới thiệu, trình bày cảm nhận, đánh giá của bản thân; khuyến khích người đọc, xem, nghe cuốn sách hoặc bộ phim đó.

3. Truyện lịch sử

c. là thể thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.

4. Bài văn giới thiệu một cuốn sách và một bộ phim

d. là loại truyện lấy đề tài lịch sửu (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,...) làm nội dung chính.

5. Thơ trào phúng

e. là thể thơ mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ có quy định chặt chẽ về vần, niêm, luật.

Trả lời:

1 - đ

2 - c

3 - d

4 - b

5 - a

Bài tập 2 trang 87 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đặc điểm của văn bản truyện:

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

 

2

Cốt truyện đa tuyến

 

3

Nhân vật chính

 

4

Chi tiết tiêu biểu

 

Trả lời:

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

cốt truyện chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác, thường hướng về một chủ đề.

2

Cốt truyện đa tuyến

Cốt truyện có nhiều nhân vật chính và có nhiều câu chuyện và nhân vật với nhau nhưng hướng tới chủ đề chung của tác phẩm

3

Nhân vật chính

Nhân vật chính là nhân vật chiếm phần lớn câu chuyện hoặc là điểm nhìn của câu chuyện. Nhân vật chính thường có tên xuất hiện trên tên phim điện ảnh hoặc truyền hình nhiều tập. Ví dụ: Michael Clayton, Shrek... Nó cũng thể hiện được rằng nhân vật chính sẽ là trung tâm của câu chuyện.

4

Chi tiết tiêu biểu

là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

Bài tập 3 trang 87 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Một số đặc điểm của truyện lịch sử là:

(1) Bối cảnh (thời gian - không gian): .....................................

(2) Cốt truyện:

........................................................................................................................

 (3) Nhân vật:

........................................................................................................................

 (4) Ngôn ngữ:

........................................................................................................................

Trả lời:

Một số đặc điểm của truyện lịch sử là:

(1) Bối cảnh (thời gian - không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ.

Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian - không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

(2) Cốt truyện: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia, ... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện.

(3) Nhân vật: nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia, ... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

(4) Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.

Bài tập 4 trang 88 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điểm tương đồng và khác biệt giữa truyện cười và thơ trào phúng:

 

Truyện cười

Thơ trào phúng

Điểm tương đồng

 

Điểm khác biệt

 

 

Trả lời:

 

Truyện cười

Thơ trào phúng

Điểm tương đồng

Đều mang lại tiếng cười hài hước và vui vẻ cho người đọc.

Điểm khác biệt

Câu chuyện dân gian kể về các câu truyện hài của cuộc sống hay câu chuyện kể ra để ví về điều gì đó.

Những câu chuyện châm biếm, khinh thường và sử dụng ngôn từ cười nhân vật, câu chuyện muốn nhắm tới. Từ đó đưa ra thông và bài học cho người đọc.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác