Vở thực hành Ngữ Văn 7 Cách gọt củ hoa thủy tiên - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Cách gọt củ hoa thủy tiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 40 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản thông tin Cách gọt củ hoa thủy tiên và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Mục đích của văn bản thông tin trên là gì?

b. Bố cục của văn bản thông tin gồm mấy phần? Có khác văn bản nghị luận hay không? Nếu có, hãy nêu đặc điểm đó.

c. Ưu điểm của văn bản thông tin trên là gì?

Trả lời:

a. Mục đích của văn bản là đưa ra cách chăm sóc hoa thủy tiên từ đó nêu ý nghĩa và cái thú vui của người chăm hoa.

b. Bố cục của văn bản thông tin gồm 3 phần:

+ Phần 1: Giới thiệu mục đích.

+ Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.

+ Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện.

- Bố cục của văn bản thông tin khác với văn bản nghị luận:


Văn bản thông tin

Văn bản nghị luận

Phần 1

Giới thiệu mục đích.

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Phần 2

Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.

Trình bày các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng theo một trình tự hợp lí. Bày tỏ thái độ.

Phần 3

Trình bày các bước cần thực hiện.

Khẳng định lại vấn đề.

c. Ưu điểm của văn bản thông tin trên là: Các phần được phân chia rõ ràng, ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, tranh ảnh sinh động.

Bài tập 2 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo thông tin trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên, tại sao việc chơi hoa thủy tiên lại bị mai một?

Trả lời:

Theo thông tin trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên, việc chơi hoa thủy tiên lại bị mai một vì: Cách chơi thủy tiên rất cầu kì. Việc chăm hoa thủy tiên cũng rất tỉ mỉ, công phu.

Bài tập 3 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Để tạo ra một chậu thủy tiên đẹp, cần những bước nào? Em hãy liệt kê và tóm tắt nội dung các bước đó.

Trả lời:

Để tạo ra một chậu thủy tiên đẹp, cần những bước sau:

- Chuẩn bị:

+ Dụng cụ cắt tỉa gọt

+ Củ thủy tiên

- Ngâm nước và gọt rửa:

+ Ngâm và thay nước đúng kĩ thuật

+ Gọt củ thủy tiên khéo léo

- Thủy dưỡng

+ Ngâm dưỡng thủy tiên

+ “Thúc”, “hãm” thủy tiên

+ Chỉnh lá, chỉnh hoa.

Bài tập 4 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Thú chơi hoa thủy tiên bắt đầu vào thời gian nào trong năm? Củ hoa thủy tiên sau khi gọt sẽ phát triển như thế nào?

Trả lời:

- Thú chơi hoa thủy tiên bắt đầu vào tháng Chạp.

- Củ hoa thủy tiên sau khi gọt sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa.

Bài tập 5 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Công đoạn nào quan trọng nhất khi “gọt củ thủy tiên”? Chỉ ra chi tiết đó.

Trả lời:

Công đoạn quan trọng nhất khi “gọt củ thủy tiên” là công đọa gọt thủy tiên.

Công đọa gọt gần như quyết định sự thành công của một bát thủy tiên sau này. Nếu không tác động sớm, từ trước khi những mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như mớ hành.

Bài tập 6 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: “Chuẩn vị thủy tiên xưa” là thế nào?

Trả lời:

“Chuẩn vị thủy tiên xưa” là lá phải xoăn, thấp.

Bài tập 7 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: “Ngũ phẩm” trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên gồm những gì?

Trả lời:

“Ngũ phẩm” là hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng hài hòa.

Bài tập 8 trang 42 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Thông qua văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên, em có suy nghĩ gì về các nghệ nhân làm ra những bát hoa thủy tiên.

Trả lời:

Các nghệ nhân làm ra những bát hoa thủy tiên đều là những người khéo léo, tinh xảo, chăm chỉ tìm hiểu các tài liệu và thử nghiệm đủ cách khác nhau.

Bài tập 9 trang 42 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường “cái đẹp của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”. Em có cảm nhận gì về nhận định này? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) thể hiện ý kiến của em về nhận định trên.

Trả lời:

Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường “cái đẹp của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”. Đúng vậy. Để có một chậu hoa thủy tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật, lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu. Những người nghệ nhân gọt củ thuy tiên đều là những người có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng. Họ khéo léo và tinh xảo. Khi chăm sóc hoa thủy tiên, người chơi hoa phải tit mỉ, đúng kĩ thuật và biết nương theo thời tiết. Bởi thế nên người ta được “rèn tâm tính của mình”.

Bài tập 10 trang 42 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: “Tết cổ truyền là cơ hội để người trẻ được nhìn ngắm lại những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như chơi hoa, thưởng trà, chế biến món ngon, mặc áo dài, tham gia các trò chơi dân gian, đi chùa, xin chữ đầu năm,… Từ đó góp phần giữ gìn, lưu truyền và lan tỏa những nét đẹp của văn hóa dân tộc”.

Em có suy nghĩ gì nếu trong tương lai, Tết cổ truyền không còn những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như thế? Trình bày lại suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu).

Trả lời:

Tết Cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết cổ truyền là cơ hội để người trẻ được nhìn ngắm lại những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như chơi hoa, thưởng trà, chế biến món ngon, mặc áo dài, tham gia các trò chơi dân gian, đi chùa, xin chữ đầu năm,… Những nét đẹp ấy đã tồn tại từ lâu đời, đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam. Nếu trong tương ai, những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời không còn tồn tại nữa thì sẽ thật buồn và đáng tiếc. Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những bản sắc đó là trách nhiệm của mọi công dân nói chung đặc biệt là giới trẻ hiện nay.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác