Vở thực hành Ngữ Văn 7 Kéo co - Chân trời sáng tạo
Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Kéo co sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.
Bài tập 1 trang 43 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản thông tin Kéo co và trả lời các câu hỏi sau:
a. Văn bản thông tin Kéo co được viết ra nhằm mục đích gì?
b. Hình ảnh minh họa có vai trò như thế nào khi xuất hiện trong văn bản thông tin?
c. Hình ảnh minh họa trong văn bản thông tin có phải là một dạng ngôn ngữ hay không? Nếu có, đó là dạng ngôn ngữ nào?
d. Văn bản thông tin Kéo co có giá trị ứng dụng thực tiễn hay không? Vì sao?
Trả lời:
a. Văn bản thông tin Kéo co được viết ra nhằm mục đích hướng dẫn mọi người chơi kéo co.
b. Hình ảnh minh họa có vai trò nhằm làm rõ hơn cách chơi để người đọc hình dung.
c. Hình ảnh minh họa trong văn bản thông tin là phương tiện phi ngôn ngữ.
d. Văn bản thông tin Kéo co vẫn còn giá trị ứng dụng thực tiễn. Vì văn bản hướng dẫn cách chơi kéo co cho người đọc, đồng thời lưu giữ và lưu truyền những nét đẹp văn hóa dân gian.
a. Trò chơi kéo co có phổ biến không? Đối tượng nào được tham gia trò chơi này?
b. Trò chơi kéo co có ý nghĩa gì?
c. Trò chơi kéo co thường diễn ra ở những địa điểm nào?
Trả lời:
a. Trò chơi kéo co rất phổ biến. Đối tượng tham gia là những người cao, to, khỏe mạnh, dẻo dai…
b. Ý nghĩa của trò chơi kéo co:
Trò chơi kéo co được biết đến như trò chơi dân gian truyền thống, môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Đây là trò chơi hấp dẫn, đầy kịch tính, mang lại nhiều tiếng cười cho cả những người tham dự và người xem.
c. Địa điểm diễn ra trò chơi kéo co: trên cạn và dưới nước.
Trả lời:
Trò chơi kéo co sẽ diễn ra trong phần hội của lễ hội dân gian. Bởi vì phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn hóa của con người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm diễn ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng, trên mặt nước ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi,...
Trả lời:
Ngày 02/12/2015, tại phiên họp của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO tại Namibia, “Nghi lễ và trò chơi kéo co” ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trả lời:
Trò chơi dân gian góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ngày nay lại đang dần mai một. Trò chơi dân gian là “món ăn tinh thần” quan trọng gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người dân Việt Nam. Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Ngày nay, các thiết bị trò chơi điện tử dần đân đang chiếm lĩnh cuộc sống giải trí của con người. Vì thế, những trò chơi dân gian ngày càng ít được trọng dụng, đa số chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc nói chung, trò chơi dân gian nói riêng cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp, ngành và toàn thể xã hội. Thông qua các trò chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số trở thành các môn thể thao đại chúng trong khu vực và toàn quốc.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST