Vở thực hành Ngữ Văn 7 Trò chơi cướp cờ - Chân trời sáng tạo
Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Trò chơi cướp cờ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.
Bài tập 1 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Mục đích của văn bản thông tin Trò chơi cướp cờ là gì?
Trả lời:
Mục đích của văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ”: nêu ra mục đích, hướng dẫn cách chuẩn bị và cách chơi cướp cờ.
Bài tập 2 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ý nghĩa Giúp người chơi rèn luyện tính tự giác. Giáo dục tinh thần tập thể và sự nhanh nhạy. Tăng cường kỹ năng vận động và sự quan sát của người chơi. Từ đó, góp phần giữ gìn, lưu truyền và lan tỏa những vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.
Bài tập 3 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ưu điểm gì?
Trả lời:
Ưu điểm: Các phần được phân chia rõ ràng, ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, tranh ảnh sinh động.
Trả lời:
Vẻ đẹp của trò chơi dân gian thể hiện qua trò chơi cướp cờ: góp phần rèn luyện sự khéo léo, tinh mắt, nhanh nhẹn, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người tham gia. Từ đó lưu giữ và lan truyền những giá trị văn hóa qua trò chơi dân gian.
Trả lời:
Theo em, trò chơi cướp cờ thuộc văn hóa phi vật thể bởi vì cướp cờ là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống.
Trả lời:
Ngoài trò chơi cướp cờ, em biết những trò chơi dân gian khác: kéo co, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây…
Trả lời:
Là thế hệ trẻ đang hằng ngày tiếp xúc với mạng Internet, trò chơi ảo nhưng các trò chơi dân gian truyền thống vẫn em quan tâm để ý tới. Khi nhắc đến thì như cả khoảng trời tuổi thơ tràn về với mỗi người, còn với trẻ con bây giờ thì tương đối xa lạ. Đặc biệt các trò chơi dân gian rất dễ tổ chức, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST