Vở thực hành Ngữ Văn 7 Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 52 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, thế nào là trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt?

Trả lời:

Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng sự khác biệt là lắng nghe, tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình. Từ đó bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự.

Bài tập 2 trang 52 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Kĩ năng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến khác biệt có thật sự cần thiết hay không? Thái độ tiếp nhận các ý kiến khác biệt đó có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng bài hay không? Vì sao?

Trả lời:

Kĩ năng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến khác biệt rất cần thiết. Thái độ tiếp nhận các ý kiến khác biệt đó có ảnh hưởng tới quá trình xây dựng bài. Vì kĩ năng lắng nghe và thái độ tiếp nhận thể hiện sự xây dựng, tôn trọng trong việc trao đổi các ý kiến khác biệt.

Bài tập 3 trang 53 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu các lưu ý quan trọng khi lắng nghe, tiếp nhận và phản hồi vấn đề.

Các lưu ý quan trọng

Lắng nghe

Tiếp nhận

Phản hồi




Trả lời:

Các lưu ý quan trọng

Lắng nghe

Tiếp nhận

Phản hồi

- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình.

- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác.

- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?

- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe.

- Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ của bạn.

- Khích lệ phần trao đổi của bạn.

Bài tập 4 trang 53 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hành xây dựng dàn ý cho chủ đề: Ở lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng nhiều bạn lại khẳng định trò chơi điện tử vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì? Em sẽ trao đổi với các bạn vấn đề này như thế nào?

Mở bài

Nêu vấn đề và

thực trạng vấn đề


Thân bài

Tác động

Tiêu cực


Tích cực


Kết bài

Kết luận lại vấn đề

và bài học rút ra


Trả lời:

Mở bài

Nêu vấn đề và

thực trạng vấn đề

Ý kiến về vấn đề trao đổi: Trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng cũng có lợi ích.

Thân bài

Tác động

Tiêu cực

- Chơi trò chơi điện tử tốn thời gian, tiền bạc

- Chơi trò chơi điện tử làm kết quả học tập yếu dần

- Chơi trò chơi điện tử giảm mối quan hệ bạn bè

- Chơi trò chơi điện tử nhiều ảnh hưởng tâm lý không tốt cho các bạn trẻ

- Chơi trò chơi nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình

- Gây ra những tệ nạn xã hội lớn

Tích cực

- Lợi ích cho sự phát triển khả năng bên trong con người

- Trò chơi điện tử mang lại lợi ích về cảm xúc con người

- Trò chơi điện tử còn mang lại lợi ích về mặt xã hội

- Trò chơi điện tử mang lại lợi ích về giáo dục

Kết bài

Kết luận lại vấn đề

và bài học rút ra

Nếu không có sự tỉnh táo trong việc lựa chọn trò chơi, không biết cân bằng thời gian giải trí học tập, không làm chủ được bản thân mình trước những cám dỗ mà trò chơi mang đến thì hậu quả tiêu cực mang lại là rất cao.

Bài tập 5 trang 54 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Từ dàn ý đã lập bài tập 4, em hãy viết thành một bài nói hoàn chỉnh và trình bày trước lớp về quan điểm của mình.

Lưu ý: Chuẩn bị các phiếu học tập như bên dưới để xây dựng câu hỏi tương tác và thu nhận ý kiến phản hồi, phản biện khi trình bày để tìm thêm các phương án đóng góp tích cực khác.

Chủ đề trao đổi

(Phiếu dành cho người trình bày)

Về vấn đề:

Người trình bày:

Đối tượng nghe:

Công cụ hỗ trợ trình bày:

Câu hỏi tương tác:


Chủ đề trao đổi

(Phiếu dành cho người nghe)

Người nghe: Người trình bày:

Câu hỏi cho người trình bày:

Quan điểm không đồng ý:

Các điểm cần bổ sung:

Các thiếu sót nên khắc phụ:

Trả lời:

Trình bày ý kiến:

Dù hoạt động hay những vấn đề nào đều thể hiện hai mặt tích cực và tiêu cực của nó, khi trò chơi điện tử trở thành tâm điểm chú ý của mọi thế hệ trẻ, độ tuổi ham học hỏi thích sự sáng tạo, tìm tòi, khám phá cao. Trò chơi điện tử xuất hiện giống như liều thuốc chữa nhiều “căn bệnh” cho giới trẻ nhưng cũng làm phát tán nhiều “căn bệnh” không tốt hình thành ở các bạn trẻ. Nếu có cách sử dụng trò chơi điện tử một cách chính xác, thông minh thì lợi ích đem lại tương đối cao.

Một số lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại:

Lợi ích cho sự phát triển khả năng bên trong con người

+ Trò chơi điện tử với tính năng của công nghệ cao, có trò chơi đòi hỏi người chơi sự khéo léo trong tốc độ trò chơi như các trò chơi về thời gian, trò chơi điện tử về sự sáng tạo thì lợi ích mang đến là sự phát triển trong mối liên kết giữa tay và mắt, các kỹ năng điều khiển, rèn cho các bạn sự phản xạ tốt về thị giác, có sự nhạy bén cao trong những tình huống khẩn cấp. Trong các trò chơi điện tử cần đến sự nhanh của tay và linh hoạt của mắt thì đòi hỏi người chơi có sự tập trung cao nhất để chiến thắng trong trò chơi điện tử, nhờ có sự rèn luyện khéo léo, tư duy trong việc chơi trò chơi điện tử mà hình thành những kỹ năng tốt phục vụ cho chính cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các bạn trẻ.

+ Sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh giúp các bạn trẻ rèn luyện được các kỹ năng giải quyết tình huống vấn đề cũng như lên kế hoạch, tư duy logic cao. Có rất nhiều trò chơi cần sự sắp xếp và đưa ra mục tiêu lớn như các trò chơi về nông trại, các trò chơi có tình năng duy trì trong thời gian dài mới đem lại thắng lợi trong trò chơi, có thể nói thế giới trò chơi điện tử là thế giới thu nhỏ của cuộc sống bên ngoài, đó là sự hấp dẫn lớn đối với các bạn trẻ. Để khám phá được trò chơi, đòi hỏi các bạn phải tự tư duy lối chơi, cách chơi để giải quyết những tình huống không may xảy ra làm cho nghiệm vụ đưa ra trong trò chơi không thực hiện được, khi có thể tự bản thân mình tìm hướng đi để giải quyết những vấn đề là lúc các bạn tự ý thức cũng như tự giác, chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân, một thói quen tốt cần có khi các bạn áp dụng vào trong học tập hay công việc sau này.

Ngoài những lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại như trên thì sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nó đã làm nhiều người kinh ngạc. Nếu không có sự tỉnh táo trong việc lựa chọn trò chơi, không biết cân bằng thời gian giải trí học tập, không làm chủ được bản thân mình trước những cám dỗ mà trò chơi mang đến thì hậu quả tiêu cực mang lại là rất cao. Một số tác hại của trò chơi điện tử mang lại:

Chơi trò chơi điện tử tốn thời gian, tiền bạc

Khi bản thân người sử dụng game không biết cân bằng rõ ràng mọi thứ trong cuộc sống một cách hiện quả, đặc biệt trong chơi trò chơi điện tử. Chơi game với chức năng chủ yếu là giải trí, nhưng mà khi đặt sự giải trí là thường xuyên, đều đặn hơn cả việc học tập thì lúc đó cần có sự nhìn nhận lại, trò chơi điện tử lúc đó lại mang đến tác hại tốn thời gian, tiền bạc của các bạn. Thời gian bạn dành cả ngày nghỉ trong việc chơi trò chơi điện tử hay việc chơi điện tử diễn ra thường xuyên như thói quen đã ngăn cản sự phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực khác, các bạn có thể dành thời gian, tiền bạc tham gia và đầu tư vào những hoạt động tốt để phát triển các kỹ năng sống phục vụ quá trình gặt hái được nhiều thành tích.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác