Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8, 9, 10 (Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Tiếp theo)) - Kết nối tri thức

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8, 9, 10 Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Tiếp theo) sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 làm bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8, 9, 10.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8, 9 Bài 1: Đọc các đoạn văn trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 15) và trả lời câu hỏi.

a. Các đoạn văn kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật nào? Đánh dấu √ vào ô trống trước câu trả lời đúng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8, 9, 10 (Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Tiếp theo))

b. Nhân vật đó dùng từ ngữ nào để gọi mình và các nhân vật khác?

..........................................................................................................

c. Những từ ngữ in đậm thể hiện điều gì? Đánh dấu √ vào ô trống trước câu trả lời đúng.

□ Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.

□ Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mình.

□ Chuột xù dự đoán được sự việc xảy ra tiếp theo.

□ Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.

d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn đó có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?


Bài văn kể lại câu chuyện trang 11

Các đoạn văn kể lại câu chuyện theo lời kể của chuột xù

Cách mở đầu câu chuyện





Cách kể lại các sự việc trong câu chuyện




Cách kết thúc câu chuyện





Trả lời:

a. 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8, 9, 10 (Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Tiếp theo))

b. Nhân vật đó dùng từ:

+ Để gọi mình: tôi

+ Để gọi mèo nhép: cậu ấy

+ Để gọi bác ngựa: bác ngựa

c.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8, 9, 10 (Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Tiếp theo))

d. 


Bài văn kể lại câu chuyện trang 11

Các đoạn văn kể lại câu chuyện theo lời kể của chuột xù

Cách mở đầu câu chuyện

Giới thiệu câu chuyện theo lời của người dẫn truyện.

Chuột xù tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.

Cách kể lại các sự việc trong câu chuyện

Kể diễn biến câu chuyện theo cảm nhận khách quan.

Kể lại diễn biến câu chuyện theo cảm nhận của chuột xù.

Cách kết thúc câu chuyện

Kể kết thúc câu chuyện theo cảm nhận khách quan.



Kể kết thúc câu chuyện theo cảm nhận của chuột xù.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 10 Bài 2: Nêu một số điểm cần lưu ý trong bài văn đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.

Cách xưng hô

 

 

Cách kể diễn biến câu chuyện

 

 

Cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, nhân vật,... trong câu chuyện

 

Trả lời:

Cách xưng hô

Xưng hô phù hợp với vai vế, độ tuổi

 

Cách kể diễn biến câu chuyện

– Thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện

– Tuân thủ theo đúng trật tự diễn ra các sự việc trong chuyện

Cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, nhân vật,... trong câu chuyện

– Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nhân vật, điều chỉnh giọng điệu, tình cảm tuỳ thuộc bối cảnh tình huống trong truyện có.

– Có sự diễn đạt thoải mái, tự nhiên với các câu văn khi miêu tả, kể chuyện, không gò bó vào câu chuyện ban đầu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 10 Bài 3: Dưới đây là một số đoạn trong bài văn đóng vai chuột xù kể lại câu chuyện Một chuyến phiêu lưu. Đánh số thứ tự các đoạn văn theo đúng trật tự các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

 

Y như tôi lo ngại, gã rắn ngay lập tức xuất hiện. Gã tức giận quăng mình về phía mèo nhép. Trời ơi, nguy hiểm quá! Tôi vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu mèo nhép. Bị bất ngờ, rắn tối sầm mặt mũi, còn tôi té văng ra, đau khắp mình mẩy.

 

Đúng lúc ấy, tôi nhìn thấy một hang rắn ở ngay dưới chân mèo nhép. Tôi sợ quá, vội nhắc cậu ấy đừng nhảy nhót và làm ồn. Nhưng mèo quá phấn khích nên bỏ ngoài tai lời nhắc của tôi.

 

May quá, bác ngựa từ xa trông thấy, đã chạy đến cứu chúng tôi. Thấy bác ngựa, rắn lủi nhanh vào vòm cây trốn mất.

 

Chúng tôi được bác ngựa tốt bụng chở sang bên kia sông. Đồng cỏ ở bên đó quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp. Thích quá, mèo nhép liền sáng tác một bản nhạc. Cậu ấy bứt những sợi cỏ làm đàn gảy tưng tưng, hát tướng lên và nhảy nhót khắp nơi.

Trả lời:

2

Y như tôi lo ngại, gã rắn ngay lập tức xuất hiện. Gã tức giận quăng mình về phía mèo nhép. Trời ơi, nguy hiểm quá! Tôi vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu mèo nhép. Bị bất ngờ, rắn tối sầm mặt mũi, còn tôi té văng ra, đau khắp mình mẩy.

1

Đúng lúc ấy, tôi nhìn thấy một hang rắn ở ngay dưới chân mèo nhép. Tôi sợ quá, vội nhắc cậu ấy đừng nhảy nhót và làm ồn. Nhưng mèo quá phấn khích nên bỏ ngoài tai lời nhắc của tôi.

3

May quá, bác ngựa từ xa trông thấy, đã chạy đến cứu chúng tôi. Thấy bác ngựa, rắn lủi nhanh vào vòm cây trốn mất.

4

Chúng tôi được bác ngựa tốt bụng chở sang bên kia sông. Đồng cỏ ở bên đó quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp. Thích quá, mèo nhép liền sáng tác một bản nhạc. Cậu ấy bứt những sợi cỏ làm đàn gảy tưng tưng, hát tướng lên và nhảy nhót khắp nơi.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác