Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 21: Thế giới trong trang sách - Kết nối tri thức
Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 21: Thế giới trong trang sách sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 82 Bài 1: Dấu gạch ngang trong các câu hỏi ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 106) được dùng để làm gì? Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Đánh dấu các ý liệt kê.
Nối các từ ngữ trong một liên danh.
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Trả lời:
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Đánh dấu các ý liệt kê.
Nối các từ ngữ trong một liên danh.
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 82 Bài 2: Nêu đặc điểm vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp được nêu ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 107).
Vị trí |
Công dụng |
|
a |
||
b |
||
c |
Trả lời:
Vị trí |
Công dụng |
|
a |
Nằm ở giữa câu |
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu: về tên lúc nhỏ của Lê Quý Đôn, danh thế và giới thiệu về ông. |
b |
Nằm ở đầu mỗi câu |
Đánh dấu các ý liệt kê: mỗi câu là một nhà phát minh và phát minh tương ứng trong đời sống (có 3 phát minh được liệt kê). |
c |
Nằm ở giữa câu |
Đánh dấu các từ ngữ trong một liên danh: Phong Nha – Kẻ Bàng là một liên danh: thị trấn (hay vùng hang động) có tên Phong Nha kết hợp với một vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Nơi đây là Vườn quốc gia liên danh kết hợp Phong Nha – Kẻ Bàng. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 83 Bài 3: Cho biết dấu gạch ngang trong câu nào của đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 107) dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Trả lời:
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích là ở các câu: (1) và (2).
Trả lời:
Nguyễn Trãi – một nhà chính trị đại tài, một nhà văn lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam – chính ông là người tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để chống lại quân xâm lược nhà Minh với nước Đại Việt. Bình Ngô Đại Cáo – bài cáo viết bằng văn ngôn thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc quân ta sẽ giàng chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh – vẫn là tác phẩm nổi tiếng tới tận bây giờ.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 83 Bài 5: Có thể thay dấu gạch ngang cho dấu câu nào trong đoạn văn dưới đây? Viết lại đoạn văn sau khi đã thay dấu câu.
Vích-to Huy-gô (nhà văn nổi tiếng người Pháp) đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm kiệt xuất. Một lần, Huy-gô đến thăm nước Phổ (nước Đức bây giờ). Tới biên giới Pháp – Phổ, nhân viên hải quan hỏi ông: “Xin ông cho biết ông đang làm nghề gì.”. Huy-gô trả lời: “Nghề viết.”. Nhân viên hải quan giải thích: “Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì cơ.”. Huy-gô cười đáp: “À, bằng... ngòi bút.”.
(Theo Nguyễn Văn Tùng)
- Có thể thay dấu gạch ngang cho dấu …………..
- Viết lại đoạn văn: ………………….
Trả lời:
- Có thể thay dấu gạch ngang cho dấu ngoặc kép.
- Viết lại đoạn văn:
Vích-to Huy-gô (nhà văn nổi tiếng người Pháp) đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm kiệt xuất. Một lần, Huy-gô đến thăm nước Phổ (nước Đức bây giờ). Tới biên giới Pháp – Phổ, nhân viên hải quan hỏi ông:
– Xin ông cho biết ông đang làm nghề gì.
Huy-gô trả lời:
– Nghề viết.
Nhân viên hải quan giải thích:
– Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì cơ.
Huy-gô cười đáp:
– À, bằng... ngòi bút.
Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
a. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?
b. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?
c. Viết 2 – 3 câu về những điều em học được từ câu chuyện.
Trả lời:
a. Người chị khuyên em không nên phá tổ chim vì: lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết.
b. Theo lời người chị, loài chim có ích đối với con người là: chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người.
c. Câu chuyện này giúp em nhận ra: mọi loài vật cũng cần được nâng niu, chăm sóc, bảo vệ cuộc sống, môi trường của chúng. Cần tạo ra một thế giới chan hoà, cộng sinh giữa tất cả vạn vật trên trái đất này.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 84, 85 Bài 2: Đọc đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 108) và thực hiện yêu cầu.
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn?
b. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn. Nối ý nêu nội dung ở cột bên phải tương ứng với mỗi phần ở cột bên trái.
c. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.
Trả lời:
a. Qua đoạn văn trên, người viết muốn nói rằng: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
b.
c. Trong đoạn văn, những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết:
– Những từ ngữ: giản dị, cảm xúc khó quên, nhẹ nhàng, thấm thía, xúc động, ý nghĩa nhân văn, cao đẹp, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, yêu quý, trân trọng, quấn quýt, in đậm trong tâm trí.
– Những câu văn:
+ Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.
+ Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía.
+ Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
+ Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện với bạn theo gợi ý:
+ Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.
+ Nội dung chính mỗi phần là:
– Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.
– Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
– Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
+ Người viết cần thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật, nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung và tình tiết có trong câu chuyện. Đồng thời phải đồng cảm với nhân vật có trong truyện.
Vận dụng
- Tên câu chuyện:
- Tên nhân vật:
- Ấn tượng về nhân vật:
Trả lời:
- Tên câu chuyện: nâng niu từng hạt giống
- Tên nhân vật: Lương Định Của
- Ấn tượng về nhân vật: Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 23: Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 24: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT