Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 1 - Kết nối tri thức
Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 61, 62 Bài 1: Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ dưới đây:
a. Đọc 1 trong 6 câu chuyện nêu ở câu a, bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 80), viết tóm tắt câu chuyện và nêu 1 – 2 chi tiết em yêu thích.
b. Đọc 1 trong 5 bài nêu ở câu b, bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 80), nêu cảnh vật được giới thiệu, miêu tả trong bài và hình ảnh em nhớ nhất.
- Văn bản em đã chọn đọc: …………………..
- Tóm tắt câu chuyện/ Nêu đặc điểm của cảnh vật được giới thiệu: …………………..
- Chi tiết em yêu thích/ Hình ảnh em nhớ nhất: …………………..
Trả lời:
- Văn bản em chọn đọc:
a. Bộc sưu tập độc đáo
b. Bài ca về mặt trời
- Tóm tắt câu chuyện/ Nêu đặc điểm của cảnh vật được giới thiệu:
a. Bộ sưu tập là một bài tập về nhà của các bạn học sinh. Mỗi bạn đều cố gắng lựa chọn những bộ sưu tập thật nổi bật, thu hút các bạn trong lớp chú ý. Riêng Loan đã nghĩ ra một bộ sưu tập: thu âm lại những giọng nói của các bạn trước khi ra trường. Các bạn và thầy giáo đều bất ngờ và thán phục trước bộ sưu tập ý nghĩa này.
b. Cảnh vật được giới thiệu, miêu tả trong bài là mặt trời.
- Chi tiết em yêu thích/ Hình ảnh em nhớ nhất:
a. Chi tiết mà em thích trong truyện là: Bạn Loan nói: “Gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi”. Đây là chi tiết cho thấy sự hồn nhiên, thoải mái của Loan, mong muốn bộ sưu tập có những giọng nói tự nhiên, đa dạng, không gò ép các bạn.
b. Em nhớ nhất là hình ảnh “mặt trời nhô lên nửa vành mũ màu đỏ”. Em thấy mặt trời được miêu tả thật đáng yêu và dễ thương, như một đứa trẻ chơi trò chơi trốn tìm mà bị lộ chiếc mũ.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 62 Bài 2: Xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm từ đồng nghĩa với từ viết trong bảng.
Trả lời:
chăm chỉ |
chăm sóc |
che chở |
siêng năng, cần mẫn, chịu khó, chuyên cần, cần cù |
chăm chút, chăm lo, trông nom, săn sóc |
bảo vệ, bênh, bênh vực, |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 63 Bài 3: Đặt 2 – 3 câu có từ đồng nghĩa em tìm được ở bài tập 2.
Trả lời:
– Mẹ em cần mẫn làm việc từ sáng đến tối.
– Em giúp mẹ trông nom em bé.
– Cô giáo dạy chúng em cần bênh vực người yếu thế.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 63 Bài 4: Gạch dưới từ ngữ chỉ màu sắc trong đoạn văn dưới đây. Nêu nhận xét về cách sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc của nhà văn.
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.
[...] Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
(Theo Tô Hoài)
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc của nhà văn: …………….
Trả lời:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.
[...] Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
(Theo Tô Hoài)
- Cách dùng từ ngữ chỉ màu sắc của nhà văn đa dạng, phong phú. Từ một màu nhưng có thể có nhiều cách tả gắn với đặc trưng của vật đó, làm người đọc dễ hình dung rõ hơn về màu sắc của vật.
Trả lời:
Có những triền đồi san sát những cây rừng xanh ngắt. Cánh rừng phủ xanh đồi trọc, vươn lên tận trời xanh trong. Thi thoảng, lưa thưa lại thấy những người lúi cúi, lọt thỏm giữa nền xanh biếc của lá cây, xanh non của cỏ dại, đang xới những cuốc đất để trồng rừng. Những con người trồng rừng lặng lẽ, cao cả.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 64, 65 Bài 1: Đọc thuộc lòng đoạn thơ (khoảng 100 chữ) trong một bài thơ được nêu ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 82) và trả lời câu hỏi.
Bài thơ |
Trả lời câu hỏi |
Tuổi Ngựa |
Bài thơ muốn nói gì và nói về ai qua hình ảnh chú ngựa con?
|
Tiếng hạt nảy mầm |
Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ và nhan đề của bài thơ?
|
Trước cổng trời |
Em yêu thích những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
|
Mầm non |
Sự kì thú của thiên nhiên được thể hiện ở những chi tiết nào?
|
Trả lời:
Bài thơ |
Trả lời câu hỏi |
Tuổi Ngựa |
Bài thơ muốn nói về nhân vật người con thông qua hình ảnh chú ngựa, hi vọng con sẽ học hành, tìm đến những ước mơ, hoài bão tương lai và có một cuộc sống thành công. |
Tiếng hạt nảy mầm |
Qua bài thơ và nhan đề của bài thơ, tác giả muốn nói đến tình yêu thương của cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh được cô chuyển tải. |
Trước cổng trời |
Trong bài thơ, em yêu thích những hình ảnh: người gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm. Vì em thấy đất trời rộng lớn, có những con người không cất thành tiếng, không nhìn rõ mặt vẫn chăm chỉ làm công việc của mình. Mỗi người một việc – con người tuy nhỏ bé nhưng thật mạnh mẽ, tài năng. |
Mầm non |
Sự kì thú của thiên nhiên được miêu tả qua những chi tiết: mây bay hối hả, mầm non mắt lim dim, mưa phùn lất phất, rào rào trận lá, chú thỏ phóng nhanh, trăm ngọn suối róc rách reo mừng, ngàn chim muông nổi hát ca vang dậy, mầm non bật chiếc vỏ đứng dậy khoác áo màu xanh biếc. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 65 Bài 2: Từ ngọn và từ gốc trong mỗi câu dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đánh dấu vào cột phù hợp.
a. ngọn
b. gốc
Trả lời:
a. ngọn
b. gốc
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 65 Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ sau:
a. lá
b. nụ
Trả lời:
a. lá
- Câu nghĩa gốc: Mùa xuân, cây mọc lá tua tủa, đâm chồi mọc lên xanh biếc.
- Câu nghĩa chuyển: Mẹ đi làm sớm, gửi cho em một lá thư dặn dò.
b. nụ
- Câu nghĩa gốc: Trên cây, những nụ hoa đào đã bắt đầu chớm nở.
- Câu nghĩa chuyển: Em dành tặng mẹ một nụ hôn.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 66 Bài 4: Đọc đoạn truyện trong bài tập 4 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 82 – 83) và trả lời câu hỏi:
a. Từ bà ở vị trí nào được dùng để xưng hô?
b. Trong đoạn văn, còn danh từ nào cũng được dùng để xưng hô?
Trả lời:
a. Từ bà ở vị trí số 2 được dùng để xưng hô.
b. Trong đoạn văn, danh từ cũng được dùng để xưng hô là: cháu, em, nó.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 66 Bài 5: Tìm đại từ thay thế thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Ngày xưa, trên cao nguyên có một đồng cỏ ở rất xa chỗ sinh sống của loài người. Nơi ....................... có một dòng suối trong như pha lê và những tảng đá vân nằm giữa những đám hoa bươm bướm, hoa thạch thảo màu hồng, màu tím. Muốn tới ....................... phải vượt qua những cánh rừng, những dãy núi, những dòng sông... Muông thú gọi ....................... là làng Hươu.
(Theo Vũ Hùng)
Trả lời:
Ngày xưa, trên cao nguyên có một đồng cỏ ở rất xa chỗ sinh sống của loài người. Nơi này có một dòng suối trong như pha lê và những tảng đá vân nằm giữa những đám hoa bươm bướm, hoa thạch thảo màu hồng, màu tím. Muốn tới đây phải vượt qua những cánh rừng, những dãy núi, những dòng sông... Muông thú gọi đó là làng Hươu.
a. Ba anh em dế được mẹ giảng giải thế nào về tục lệ lâu đời của họ nhà dế?
b. Chú dế út có cảm nghĩ thế nào trước việc mẹ cho ra ở riêng?
- Lúc theo mẹ đi trên đường:
- Lúc được mẹ dắt vào chỗ ở riêng:
c. Vì sao chú dế út thầm cảm ơn mẹ?
d. Em có nhận xét gì về tính cách của chú dế út qua đoạn kết của câu chuyện?
Trả lời:
a. Ba anh em dế được mẹ giảng giải về tục lệ lâu dài của họ nhà dế: “Phải ở riêng một mình, như thế, để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi, không nên ỷ lại.”.
b. – Lúc theo mẹ đi trên đường: tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui.
– Lúc được mẹ dắt vào chỗ ở riêng: không buồn, khoan khoái, thầm cảm ơn mẹ.
c. Chú dế út thầm cảm ơn mẹ vì được mẹ đưa đến một nơi ở mới thoáng đãng, mát mẻ.
d. Tính cách của chú dế út qua đoạn kết của câu chuyện là người thích thể hiện, chủ quan và đắc thắng, tự đại về khả năng của mình.
G. Có thể kể diễn biến tâm trạng của chú dế út trong đêm đầu tiên xa mẹ, xa các anh.
Trả lời:
Đêm đầu tiên tại hang mới, một mình tôi trong căn phòng rộng huơ hoác. Không giống ban ngày, nơi đây lạnh lẽo hơn và tối om. Tôi không nhìn thấy gì cả. Mò mẫm tới bên chiếc bàn đá dựng được từ sáng, tôi ngồi rồi nhớ về mẹ, các anh ở nhà. Hoá ra, cuộc sống ở một mình không vui như tôi nghĩ. Tôi trằn trọc cả đêm không ngủ được, ước gì trời mau sáng hơn, ước gì tôi bé xíu, luôn được ở cùng với mẹ…
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT