Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 107, 108 (Luyện từ và câu: Kết từ) - Kết nối tri thức
Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 107, 108 Luyện từ và câu: Kết từ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 làm bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 107, 108.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 107 Bài 1: Nêu công dụng của các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 141).
- Các từ in đậm trong văn (do, vào, và, trong, của) được dùng để ……………………….
Trả lời:
- Các từ in đậm trong văn (do, vào, và, trong, của) được dùng để nối các từ ngữ, các câu trong đoạn văn với nhau.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 107 Bài 2: Gạch dưới các từ nối được dùng thành cặp trong những câu sau:
a. Vì những bức tranh của Bùi Xuân Phái mang hồn cốt của phố cổ Hà Nội nên tranh của ông được gọi là “Phố Phái”.
b. Mặc dù phim hoạt hình thường hướng tới đối tượng trẻ em, nhưng nhiều người lớn vẫn rất yêu thích loại phim này.
c. Dân ca quan họ không những là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
d. Nếu bạn thực sự yêu thích ba lê thì bạn nên theo học từ khi còn nhỏ.
Trả lời:
- Các từ nối được gạch chân là:
a. Vì - nên
b. Mặc dù – nhưng
c. không những – mà còn
d. Nếu – thì
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 107 Bài 3: Điền kết từ phù hợp vào chỗ trống trong những câu sau:
a. Cậu thích xem phim hài ................. phim hành động
b. Tranh Đông Hồ giản dị ................. tinh tế.
c. ................. bạn muốn chơi pi-a-nô thành thạo ................. bạn phải kiên trì.
d. ................. khổ công luyện tập ................. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một danh họa kiệt xuất của thế giới.
Trả lời:
a. Cậu thích xem phim hài hay phim hành động
b. Tranh Đông Hồ giản dị mà tinh tế.
c. Nếu bạn muốn chơi pi-a-nô thành thạo thì bạn phải kiên trì.
d. Nhờ khổ công luyện tập mà Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một danh họa kiệt xuất của thế giới.
Trả lời:
Nghệ thuật múa rối nước không chỉ là một bộ môn, một nghề mà còn lại hồn tuý, một biểu tượng văn hoá lớn của Việt Nam ta. Múa rối nước hay múa rối cạn đều cần phải có sự khéo léo, dựa vào đôi bàn tay, kĩ năng lão luyện của những thợ múa rối. Mặc dù không nhìn thấy sự xuất hiện của những người thợ này, nhưng có thể coi đó là một sự tài tình, tài hoa của nghệ thuật này.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 108 Bài 5: Gạch dưới các kết từ trong đoạn văn dưới đây:
Tô Ngọc Vân được coi là bậc thầy của tranh sơn dầu Việt Nam. Sơn dầu giúp ông bắt được những khoảnh khắc thiên nhiên đặc biệt và kì diệu. Ông sử dụng cấp độ màu sắc cao nhất để tạo ra vẻ đẹp bí ẩn của núi Ba Vì hay sông Đà, vịnh Hạ Long hay sông Hương,... Tranh Tô Ngọc Vân tràn ngập những sắc màu mạnh mẽ và táo bạo, khác hẳn tranh của các họa sĩ đương thời.
(Hà Phan)
Trả lời:
- Các kết từ được gạch chân là: và, hay.
Tô Ngọc Vân được coi là bậc thầy của tranh sơn dầu Việt Nam. Sơn dầu giúp ông bắt được những khoảnh khắc thiên nhiên đặc biệt và kì diệu. Ông sử dụng cấp độ màu sắc cao nhất để tạo ra vẻ đẹp bí ẩn của núi Ba Vì hay sông Đà, vịnh Hạ Long hay sông Hương,... Tranh Tô Ngọc Vân tràn ngập những sắc màu mạnh mẽ và táo bạo, khác hẳn tranh của các họa sĩ đương thời.
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT