VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 2 trang 110, 111 Cánh diều

Bài tập 2 trang 110, 111 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc của văn bản.

Câu 1 trang 110 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”.

Trả lời:

- Nhan đề giúpcho người đọc hiểu được nội dung chính của văn bản sẽ nói tới những điểm đặc trưng, nổi bật ở hội vật nơi đây.

- Phân biệt “sới vật” và “hội vật”:

+   Sới vật là địa điểm tổ chức hội vật, ở đây khoảng đất trống dành làm nơi đấu vật.

+ Hội vật là lễ hội truyền thống của dân tộc ở lễ hội này sẽ tổ chức cuộc thi chính là đấu vật.

Câu 2 trang 110 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?

Trả lời:

Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức: lựa chọn đô vật, nghi lễ bái tổ, nghi thức xe đài và keo vật thờ.

Câu 3 trang 111 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

Trả lời:

- “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự sau: Các đô vật được lựa chọn bắt đầu nghi lễ bái tổ, nghi lễ “xe đái” và thực hiện keo vật thờ.

- Những quy tắc trong keo vật thờ:

+ Hai đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công. 

+ Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.

Câu 4 trang 111 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hội vật ở Bắc Giang.

Trả lời:

- Văn bản giúp em hiểu rằng để tổ chức một lễ hội vật người ta phải trải qua rất nhiều công đoạn chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận. Các hội vật được tổ chức mang ý nghĩa truyền thống văn hóa dân tộc sâu sắc, đậm đà.

-Hội thi cá trắm sông Son: sẽ diễn ra tại trung tâm du lịch Phong Nha Kẻ Bàng trong 2 ngày vào khoảng cuối tháng 4 hàng năm. Hội thi được chia làm 2 phần, đó là phần cá to cá đẹp và phần chế biến cá. Tiêu chí để đánh giá một con cá trắm đẹp đó là sau thời gian trưng bày trong bể kính, cá vẫn phải còn sống và tỉnh táo, không bị trốc da trốc vảy. Phần thi thứ 2 là phần thi chế biến cá, từ những con cá trắm được nuôi từ sông son, các đội sẽ chế biến thành những món ăn, sau đó ban giám khảo sẽ chấm điểm các món ăn này.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác