VBT Ngữ Văn 7 Tự đánh giá cuối học kì 1 - Cánh diều

Với giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Tự đánh giá cuối học kì 1 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

I. Đọc hiểu

Câu 1 trang 132 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 132 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Các dòng thơ trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

A. 2/2/1

B. 2/3

C. 1/2/2

D. 3/2

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 132 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?

A. Ổi – se

B. Ngõ – về

C. Vã – hạ

D. Dàng – hạ

Trả lời:

Đáp án C

Câu 4 trang 132 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Hai khổ thơ trên viết về điều gì?

A. Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang

B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về

C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu

D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về

Trả lời:

Đáp án A

Câu 5 trang 132 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?

A. Láy âm đầu

B. Láy vần

C. Láy âm đầu và vần

D. Láy âm đầu và thanh

Trả lời:

Đáp án A

Câu 6 trang 132 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Trả lời:

Đáp án C

Câu 7 trang 133 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thanh máy nói về vấn đề gì?

A. Giới thiệu các loại thanh máy khác nhau

B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy 

C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy 

D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy

Trả lời:

Đáp án B

Câu 8 trang 133 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?

Câu 8 trang 133 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?

A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng , phong phú về các loại thanh máy

B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng

C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng

D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các tòa nhà công cộng

Trả lời:

Đáp án C

Câu 9 trang 133 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?

A. Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục

B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy 

C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải...

D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy,...

Trả lời:

Đáp án A

Câu 10 trang 133 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?

A. Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy

B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy 

C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng 

D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy 

Trả lời:

Đáp án C

II. Viết

Câu 1 trang 133 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Để viết bài văn, em phải chuẩn bị những gì?

Trả lời:

Để viết bài văn, em cần chuẩn bị:

- Xem nội dung đọc hiểu văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

- Nắm vững yêu cầu về viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

- Ghi chép về nhân vật Võ Tòng theo yêu cầu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

Câu 2 trang 134 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Em sẽ tìm ý với những câu hỏi nào?

Trả lời:

- Đặc điểm nhân vật Võ Tòng được khắc họa từ những phương diện nào?

- Nhân vật Võ Tòng là người như thế nào?

- Nhân vật Võ Tòng để lại trong em những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ gì về con người Nam Bộ?

Câu 3 trang 134 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Dàn ý của bài văn em sẽ viết có những ý lớn nào?

- Mở bài:............................... 

- Thân bài:............................... 

- Kết bài:............................... 

Trả lời:

- Mở bài: giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng.

- Thân bài:

+ Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện: 

  • Lai lịch: “...chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu”.
  • Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao,...
  • Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời một tiếng, cười nhạt rồi bỏ làng vào rừng sinh sống,...
  • Hành động và việc làm

+ Nhận xét nhân vật Võ Tòng: trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về nhân vật Võ Tòng.

- Kết bài: 

+ Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng.

+ Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó, rút ra bài học cho mình và thế hệ ngày nay.

Câu 4 trang 134 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết mở bài cho bài văn trên (khoảng 5-7 dòng)

Trả lời:

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Câu 1 trang 135 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Để viết bài văn, em phải chuẩn bị những gì?

Trả lời:

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Sang thu.

- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu 2 trang 135 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Em sẽ tìm ý với những câu hỏi nào?

Trả lời:

- Em thích nhất dòng, khổ, đoạn thơ nào trong hai khổ thơ?

- Ở dòng, khổ, đoạn thơ có đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật?

- Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật ấy mang lại cho em cảm xúc gì?

Câu 3 trang 135 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Dàn ý của bài văn em viết sẽ viết có những ý nào lớn?

- Mở bài:................................... 

- Thân bài:................................... 

- Kết bài:................................... 

Trả lời:

- Mở bài: 

+ Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

+ Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.

- Thân bài:

+ Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu:

  • Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên: hương ổi, động từ “phả”, gió se, sương, động từ “chùng chình”.
  • Cảm xúc của tác giả.

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa.

- Kết bài: Khái quát lại nội dung, giá trị nghệ thuật của hai đoạn thơ cũng như bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị tác phẩm.

Câu 4 trang 136 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết kết bài cho bài văn trên (khoảng 5-7 dòng)

Trả lời:

Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ ngữ lấp láy: “chùng chình", “vội vã", “dềnh dàng”, và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng. Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người. “Sang thu” - một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của cả đất trời Việt Nam.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác