VBT Ngữ Văn 7 Dọc đường xứ Nghệ - Cánh diều

Với giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Dọc đường xứ Nghệ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 17, 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 17 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Nội dung chính của tiểu thuyết Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của tiểu thuyết Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng: viết về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu gắn với gia đình, quê hương đến tuổi thanh niên đi tìm đường cứu nước.

Câu 2 trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trên đường đi, cậu bé Côn quan sát và nêu các câu hỏi về những gì?

Trả lời:

- Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.

- Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?

Câu 3 trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Cậu bé Côn phê phán điều gì và coi trọng giá trị nào ở nhân vật vua Thục?

Trả lời:

- Cậu bé Côn phê phán nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm, chàng Trọng Thủy ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt; Vua nước ta không đề phòng; Mị Châu ruột để ngoài da…giữ nước là sao được.

- Cậu bé Côn coi trọng vua nhà Thục nước ta trọng chữ tín; Người đã phải tự chém con mình và tự xử án mình, để mất nước chứ không nộp mình cho giặc.

Câu 4 trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Các địa danh được nhắc tới trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ như: núi Hai Vai, núi Mã Phục, làng Yên Mã, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách,...có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Các địa danh được nhắc tới trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ như: núi Hai Vai, núi Mã Phục, làng Yên Mã, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách,...có ý nghĩa giải thích về đặc điểm của địa danh đó.

Bài tập 2 trang 19 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 19 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ.

Trả lời:

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Tác dụng: giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, cuộc trò chuyện giữa ba cha con cứ diễn ra tự nhiên lần lượt theo mạch cảm xúc và mạch truyện.

Câu 2 trang 19 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên vô tư nhưng cũng hiểu biết sâu rộng. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của chú bé tôn trọng người lớn và tinh thần ham học hỏi.

Câu 3 trang 19 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong đoạn trích, quan Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Phó bảng?

Trả lời:

Trong đoạn trích, quan Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người từ những trải nghiệm thực tế và từ những trải nghiệm để các con phát biểu vốn hiểu biết, suy luận và thiếu sót chỗ nào sẽ bổ sung và sửa chữa ngay chỗ đó. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của quan Phó bảng chỉn chu, sáng tạo trong cách dạy con, uốn nắn con. Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và Người có vốn học vấn sâu rộng.

Câu 4 trang 19 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản Dọc đường xứ Nghệ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác