Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Với giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Câu 1 trang 76 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy giải ô chữ hàng ngang theo gợi ý để tìm ra ô chữ hàng dọc.

1. Hàng ngang thứ nhất (7 chữ cái): Những ngôi nhà lá ở Nam Bộ thường được lợp bằng lá của loại cây gì?

2. Hàng ngang thứ hai (6 chữ cái): Vùng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên nhà ở của người dân nơi đây như thế nào?

3. Hàng ngang thứ ba (6 chữ cái): Hãy cho biết tên của một chợ nổi đặc trưng ở Sóc Trăng.

4. Hàng ngang thứ tư (5 chữ cái): Ở những vùng nước nổi, người dân Nam Bộ thường dựng kiểu nhà gì?

5. Hàng ngang thứ năm (8 chữ cái): Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống (......): Chợ nổi thường hoạt động .... nhất vào buổi sáng.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Lời giải:

- Giải ô chữ hàng ngang:

+ Hàng ngang số 1: Dừa nước

+ Hàng ngang số 2: Đa dạng

+ Hàng ngang số 3: Ngã năm

+ Hàng ngang số 4: Nhà Bè

+ Hàng ngang số 5: Nhộn nhịp

- Ô chữ hàng dọc: Nam Bộ

Câu 2 trang 77 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy nổi tên các nhân vật (ở cột A) tương ứng với các sự kiện lịch sử (ở cột B) cho phù hợp.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - G

2 - B, C, D

3 - A, E

Câu 3 trang 78 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy vẽ và giới thiệu về một đặc trưng văn hoá của người dân Nam Bộ mà em thích.

1. Lí do chọn đặc trưng văn hoá này:

2. Giới thiệu về đặc trưng văn hoá của người dân Nam Bộ (tên gọi, nội dung, ý nghĩa,...):

Lời giải:

- Vẽ tranh:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Yêu cầu số 1: Chợ nổi là nét văn hoá đặc thù của vùng sông nước Tây Nam Bộ, trên những đoạn sông thuận tiện cho việc đi lại bằng xuồng, ghe từ nhiều nơi đến. Với nhiều mặt hàng khác nhau rất đa dạng

Yêu cầu số 2: Đặc trưng văn hoá của người dân Nam Bộ là chợ nổi, nổi tiếng nhất là chợ Cái Răng.

Chợ Cái Răng có nguồn gốc từ tiếng Khmer là "karan", nghĩa là "cà ràng - ông táo", là một loại lò được nắn bằng đất. Trước đây, người Khmer ở Xà Tón (nay thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) làm rất nhiều cà ràng rồi chất đầy trên nhiều mui ghe lớn dọc theo sông Cái, đến đậu ở chợ nổi Cái Răng hiện nay để bán.

Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỉ XX khi công cuộc đào kinh của Pháp hoàn thành vào năm 1915. Vị trí của chợ nổi lúc này ở nơi giao nhau của 4 con sông: Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn và Cái Răng Bé, liền kề với chợ trên bờ, sát 2 bên cầu Cái Răng hiện nay. Vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, do trở ngại giao thông đường thủy, chợ nổi được di dời qua khỏi cầu về hướng Phong Điền, cách vị trí cũ khoảng 1 km.

Để gìn giữ "báu vật" này, năm 2016, TP Cần Thơ đã phê duyệt đề án "Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng" với tổng mức đầu tư hơn 63 tỉ đồng. Theo đó, sẽ lắp đặt các phao tiêu giới hạn ghe thuyền neo đậu, thành lập ban quản lý chợ nổi Cái Răng, xây dựng cầu tàu chợ nổi, nhà vệ sinh công cộng, du thuyền.

Câu 4 trang 78 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy sưu tầm và xây dựng hồ sơ nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ gắn với truyền thống yêu nước và cách mạng của vùng Nam Bộ theo gợi ý sau:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Lời giải:

Tham khảo: giới thiệu về nhân vật Nguyễn Trung Trực

- Tên: Nguyễn Trung Trực

- Quê quán: Long An

- Tiểu sử:

+ Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ (Long An).

+ Khi Pháp tấn công thành Gia Định, Nguyễn Trung Trực đã tham gia kháng chiến và lập nhiều chiến công vang dội.

+ Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: