Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Khởi động (trang 101)

Câu hỏi trang 101 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Hãy nêu một số nét văn hóa truyền thống của vùng Nam Bộ mà em biết.

Lời giải:

- Một số nét văn hóa truyền thống của vùng Nam Bộ:

+ Vùng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên nhà ở của người dân rất đa dạng.

+ Do đặc trưng sông nước, chợ nổi và vận tải đường sông bằng ghe, thuyền, xuồng,... là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Nam Bộ.

+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn. Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,...

Khám phá (trang 101, 102)

1. Một số nét văn hóa tiêu biểu của người dân Nam Bộ

Câu hỏi trang 101 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình 1, 2, theo em, người dân Nam Bộ đã làm gì để chung sống hài hoà với thiên nhiên?

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Lời giải:

- Để chung sống hài hoà với thiên nhiên, người dân Nam Bộ đã:

+ Dùng lá dừa nước để lợp mái nhà.

+ Dựng các ngôi nhà sàn, nhà bè ở những vùng nước nổi.

+ Họp chợ trên sông.

+ Sử dụng ghe, thuyền, xuồng,… làm phương tiện đi lại chủ yếu ở vùng sông nước.

2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Câu hỏi trang 102 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy:

- Kể tên các nhân vật anh hùng của vùng đất Nam Bộ.

- Cho biết những hoạt động nào trong các câu chuyện về các anh hùng thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Nam Bộ.

Lời giải:

- Các nhân vật anh hùng ở vùng Nam Bộ: Nguyễn Trung Trực; Trương Định; Nguyễn Thị Định,…

- Hoạt động của các anh hùng trong các câu chuyện:

+ Trương Định: tổ chức nghĩa quân chống thực dân Pháp ở Gò Công, Tân An. Khi triều đình nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh, Trương Định vẫn kiên quyết kháng Pháp đến cùng và được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái.

+ Nguyễn Trung Trực: lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy ở chống Pháp ở vùng Tân An, Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

+ Nguyễn Thị Định: tham gia chỉ đạo lực lượng vũ trang, huy động lực lượng quần chúng đấu tranh binh vận, chính trị và thành lập nên “Đội quân tóc dài”…

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 103

Luyện tập (trang 103)

Luyện tập 1 trang 103 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Theo em, chợ nổi ở Nam Bộ có gì khác so với các chợ mà em đã biết?

Lời giải:

- Điểm khác biệt của chợ nổi so với các chợ khác:

+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân diễn ra trên sông.

+ Hàng hóa được bày bán trên các ghe, xuồng.

Luyện tập 2 trang 103 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Trình bày hiểu biết của em về một nhân vật anh hùng ở vùng đất Nam Bộ.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Trình bày hiểu biết về nhân vật Nguyễn Trung Trực

- Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), sinh ra trong một gia đình nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ (tỉnh Long An).

- Khi Pháp tấn công thành Gia Định, ông đã tham gia kháng chiến chống Pháp và lập được nhiều chiến công vang dội, tiêu biểu là chiến thắng: đốt cháy tàu chiến của Pháp đóng trên sông Nhật Tảo (còn gọi là sông Vàm Cỏ Đông).

- Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô to: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Vận dụng (trang 103)

Vận dụng 1 trang 103 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Em hãy đề xuất một số hoạt động thiết thực có ý nghĩa, nhằm tri ân những anh hùng có công với đất nước.

Lời giải:

- Một số hoạt động tri ân những anh hùng có công với đất nước:

+ Tìm hiểu thông tin và tích cực tuyên truyền, giới thiệu về những phẩm chất tốt đẹp và công lao của các anh hùng đối với quê hương, đất nước.

+ Sử dụng tên của các anh hùng để đặt tên cho đường phố, trường học,…

+ Tham gia dọn dẹp, giữ gìn cảnh quan tại các khu di tích, khu tưởng niệm anh hùng có công với đất nước.

+ …

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: