Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Với giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Câu 1 trang 20 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Khu di tích Đền Hùng nằm ở những địa phương nào của tỉnh Phú Thọ?

A. Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Tam Nông.

B. Thành phố Việt Trì, các huyện Lâm Thao và Tam Nông.

C. Thành phố Việt Trì, thuộc các huyện Lâm Thao và Phù Ninh.

D. Thị xã Phú Thọ, các huyện Lâm Thao và Phù Ninh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C. Thành phố Việt Trì, thuộc các huyện Lâm Thao và Phù Ninh.

Câu 2 trang 20 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 2 trang 29 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ một số công trình kiến trúc nổi bật của khu di tích Đền Hùng.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Câu 3 trang 21 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy hoàn thiện thẻ nhớ về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Lời giải:

Thời gian tổ chức: ngày 10/3 âm lịch hằng năm.

Phần lễ gồm: lễ rước kiệu, lễ dâng hương.

Phần hội gồm: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hoá, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,...

Ý nghĩa: Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Cảm nhận của em về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương:

+ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu trưng cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam từ bao đời nay.

+ Lễ hội thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhắc nhở mỗi con người Việt Nam nhớ về công ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng.

Câu 4 trang 21 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn trong các ô dưới đây điền vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin.

bọc trăm trứng

Rồng

Tiên

năm mươi

Văn Lang

Hùng Vương

Lạc Long Quân giống ………….... và Âu Cơ giống …………...... kết duyên vợ chồng. Âu Cơ sinh ra .................., nở trăm con. Sau đó,…………người con theo Âu Cơ lên núi, năm mươi người con theo Lạc Long Quân xuống biển, chia nhau trị vì các nơi.

Người con cả theo Âu Cơ lên núi được chọn làm vua, lấy hiệu là …………….. đặt tên nước là…………. đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). Các đời vua sau đều gọi là Hùng Vương.

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)

Lời giải:

Lạc Long Quân giống Rồng và Âu Cơ giống Tiên kết duyên vợ chồng. Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con. Sau đó, năm mươi người con theo Âu Cơ lên núi, năm mươi người con theo Lạc Long Quân xuống biển, chia nhau trị vì các nơi.

Người con cả theo Âu Cơ lên núi được chọn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). Các đời vua sau đều gọi là Hùng Vương.

Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: