Vở bài tập Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 1: Biết ơn người lao động

Với giải vở bài tập Đạo đức lớp 4 Bài 1: Biết ơn người lao động sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Đạo đức lớp 4.

Bài tập 1 (trang 4 VBT Đạo đức lớp 4): Theo em trong số những người dưới đây ai là người lao động? Vì sao? (Khoanh vào chữ cái trước phương án em chọn và giải thích lí do).

Vở bài tập Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 1: Biết ơn người lao động

Hướng dẫn:

Những người là người lao động là: A, B, C, D, E, H, I, M, N, O.

Vì đây là những nghề nghiệp chính, có những đóng góp nhất định cho xã hội.

Bài tập 2 (trang 5 VBT Đạo đức lớp 4): Quan sát tranh và cho biết: Những người lao động trong tranh làm nghề gì? Công việc của họ đóng góp gì cho xã hội?

Vở bài tập Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 1: Biết ơn người lao động

Hướng dẫn:

- (1): Nông dân: cung cấp lương thực, thực phẩm.

- (2): Công nhân may: cung cấp quần áo, đồ dùng may mặc…

- (3): Thợ xây: xây nhà và các công trình xây dựng khác.

- (4): Người bán hàng: cung cấp các vật dụng cần thiết cho nhu cầu cá nhân của khách hàng.

- (5): Họa sĩ: Tạo ra các sản phẩm nghệ thuật.

- (6): Giáo viên: Cung cấp và truyền đạt kiến thức tới các thế hệ học trò.

Bài tập 3 (trang 6 VBT Đạo đức lớp 4): Việc làm của các bạn dưới đây thể hiện hay không thể hiện biết ơn người lao động? Vì sao?

a.  Mỗi lần nghe thấy tiếng rao của cô bán hàng rong, Lê lại nhại theo giọng của cô.

b Châu muốn sau này lớn lên sẽ trở thành giáo viên như bố mình.

c. Thanh lấy nước mời chủ thợ điện và cảm ơn chú đã sửa điện cho nhà mình.

d. Chi yêu quý bác giúp việc như người nhà.

e. Bảo nhận hàng xong đi vào nhà ngay mà không chào chủ giao hàng

Hướng dẫn:

a. Việc làm của Lê không thể hiện thái độ tôn trọng người lao động.

b. Việc làm của Châu đã thể hiện tình yêu, thái độ tôn trọng đối với công việc của bố mình.

c. Thanh đã có lời nói, việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú công nhân sửa điện cho nhà mình thể hiện sự tôn trọng người lao động

d. Đồng tình vì việc làm của Chi đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà.

e. Việc làm của Bảo không thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với chú giao hàng.

Bài tập 4 (trang 6 VBT Đạo đức lớp 4): Bài đồng dao sau nhắc chúng ta điều gì? Em đã làm gì để thực hiện lời nhắc nhở đó?

Nhớ ơn

Ăn một bát cơm,

Nhớ người cày ruộng.

Ăn đĩa rau muống.

Nhớ người đào ao.

Ăn một quả đào,

Nhớ người vun gốc Ăn một con ốc,

Nhớ người đi mò. Sang đò,

Nhớ người chèo chống.

Nằm võng,

Nhớ người mắc dây.

Đứng mắt gốc cây,

Nhớ người trồng trọt.

(Đồng dao)

Vở bài tập Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 1: Biết ơn người lao động

Hướng dẫn:

- Bài đồng dao sau nhắc chúng ta phải luôn biết trân trọng và nâng niu thành quả lao động do những người lao động làm ra.

-  Để thực hiện lời nhắc nhở em đã:

+ Luôn tôn trọng và lễ phép với những người lao động.

+ Trân trọng, nâng niu thành quả của những người lao động.

+ …

Bài tập 5 (trang 7 VBT Đạo đức lớp 4): Em đồng tình/không đồng tình với ai? Vì sao?

Mong muốn/việc làm

Đồng tình

Không đồng tình

Lí do

A. Chị gái của Lê không muốn theo nghề gia truyền của gia đình vi cho rằng đó chỉ là nghề lao động thủ công, không sang trọng.

 

 

 

B. Thanh tặng hoa chúc mừng cô giáo cũ đã dạy mình từ năm lớp 1.

 

 

 

C. Thấy xe rau của bác nông dân bị đổ ra đường, Hà và các bạn nhặt giúp bác.

 

 

 

D. Quý viết, vẽ vào sách giáo khoa.

 

 

 

E. Linh mơ ước sau này trở thành thợ may giỏi như mẹ minh.

 

 

 

G. Tuyên vẽ lên bức tường mà bác thợ sơn vừa sơn xong.

 

 

 

Hướng dẫn:

Mong muốn/việc làm

Đồng tình

Không đồng tình

Lí do

A. Chị gái của Lê không muốn theo nghề gia truyền của gia đình vi cho rằng đó chỉ là nghề lao động thủ công, không sang trọng.

 

 

x

Mỗi nghề đều có những đóng góp riêng biệt cho xã hội, cung cấp những sản phẩm cần thiết cho người tiêu dùng.

B. Thanh tặng hoa chúc mừng cô giáo cũ đã dạy mình từ năm lớp 1.

x

 

Thể hiện tự tôn trọng và yêu mến đối với người thầy đã dạy dỗ mình.

C. Thấy xe rau của bác nông dân bị đổ ra đường, Hà và các bạn nhặt giúp bác.

x

 

Biết giúp đỡ những người lao động khi họ gặp khó khăn.

D. Quý viết, vẽ vào sách giáo khoa.

 

x

Không trân trọng thành quả lao động của những người đã sáng tác và tạo ra sách.

E. Linh mơ ước sau này trở thành thợ may giỏi như mẹ mình.

x

 

Có ước mơ trở thành một người lao động chân chính.

G. Tuyên vẽ lên bức tường mà bác thợ sơn vừa sơn xong.

 

x

Không tôn trọng và nâng niu sản phẩm lao động mà người lao động đã vất vả tạo ra.

Bài tập 6 (trang 8 VBT Đạo đức lớp 4): Em sẽ khuyên bạn như thế nào?

A. Lan tự hào về nghề nghiệp của bố mẹ mình và chê nghề nghiệp của bố mẹ một số bạn trong lớp.

B. Mặc dù đươc bác xe ôm đưa đón đi học hằng ngày nhưng Quân không chào hỏi bác vì cho rằng bố mẹ mình đã trả tiền công cho bác.

C. Thanh thường vứt bỏ đồ cũ, thức ăn thừa.

Hướng dẫn:

A. Mỗi nghề đều có những đóng góp chân chính và có ích cho xã hội, bạn không nên dùng những lời lẽ không hay để chê bai mà hãy biết tôn trọng tất cả những người lao động dù họ làm nghề gì.

B. Dù bố mẹ bạn đã trả tiền công cho bác nhưng bạn nên chào hỏi và cảm ơn bác, điều đó thể hiện sự tôn trọng và lễ phép dành cho người lao động.

C. Bạn không nên làm thế mà hãy dùng nó để giúp đỡ những người khó khăn hơn. Bỏ đi đồ cũ và thức ăn thừa là phí phạm thành quả lao động.

Bài tập 7 (trang 8 VBT Đạo đức lớp 4): Hãy viết một đoạn văn kể về một người lao động mà em yêu mến.

Hướng dẫn:

Tham khảo:

      Cô Hà là đầu bếp chính của căn-tin trường em. Hằng ngày, cô đi chợ, rồi ăn ăn và dọn dẹp khu bếp để chúng em có những bữa trưa thật ngon lành. Để đảm bảo dinh dưỡng và giúp chúng em được ăn nhiều món mới, cô đã phải suy nghĩ rất nhiều để cân đối thực đơn. Lúc nào cô cũng lắng nghe ý kiến của chúng em và phụ huynh rồi thay đổi bữa cơm cho phù hợp hơn. Em quý cô Hà lắm, hôm nào đến lấy cơm, em cũng cảm ơn cô thật to và rõ ràng.

Tham khảo giải SGK Đạo đức lớp 4:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: