Bài tập về sự tạo ảnh trong máy ảnh và cách giải
Với Bài tập về sự tạo ảnh trong máy ảnh và cách giải môn Vật Lí lớp 9 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách và phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 9.
1. Lý thuyết
1.1. Cấu tạo máy ảnh
- Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh một vật mà ta muốn chụp lên một tấm phim.
- Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính là một thấu kính hội tụ (tương tự thể thủy tinh của mắt), trong buồng tối có lắp phim (tương tự màng lưới của mắt) để thu ảnh của vật trên đó.
- Ở các máy ảnh hiện đại ngày nay, Phim được thay thế bằng các cảm biến ảnh. Ảnh thu được sẽ được lưu vào trong thẻ nhớ.
1.2. Ảnh của vật trên phim
- Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật (tương tự mắt).
- Vì vật kính máy ảnh không thay đổi được tiêu cự, nên để nhìn các vật ở khoảng cách khác nhau thì ta sẽ phải thay đổi khoảng cách giữa vật kính và phim.
2. Phương pháp giải
- Cách vẽ ảnh của vật trên phim: giống với vẽ ảnh thật tạo bởi thấu kính hội tụ.
- Các bài toán liên quan đến máy ảnh nhìn chung là giống với những bài toán liên quan đến thấu kính hội tụ tạo ảnh thật.
Áp dụng công thức thấu kính hội tụ với ảnh thật:
3. Ví dụ
Ví dụ 1: Ảnh của vật trên phim trong máy ảnh có tính chất gì?
A. Là ảnh ảo, ngược chiều với vật.
B. Là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
C. Là ảnh thật, ngược chiều với vật.
D. Là ảnh thật, cùng chiều với vật.
Lời giải: Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
=> chọn C
Ví dụ 2: Một người dùng máy ảnh chụp ảnh một vật cách máy ảnh 5 mét. Tiêu cự của vật kính là 5cm. tìm khoảng cách giữa vật kính và phim.
Lời giải: Áp dụng công thức thấu kính hội tụ cho ảnh thật , ta có:
4. Bài tập
Bài 1: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học, người ta thường xoay ống kính của máy ảnh. Việc đó nhằm mục đích gì?
A. Thay đổi tiêu cự ống kính.
B. Thay đổi khoảng cách từ ống kính đến mắt.
C. Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
D. Thay đổi khoảng cách giữa vật với phim.
Đáp án: chọn C
Bài 2: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là chính xác? Trong máy ảnh:
A. Ảnh của một vật qua vật kính của máy là ảnh ảo.
B. Ảnh của một vật qua vật kính của máy là ảnh thật, lớn hơn vật.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ.
D. Vật kính là thấu kính phân kì.
Đáp án: C
Bài 3: Để chụp ảnh vật ở rất xa, người ta phải điều chính vị trí ống kính như sao cho:
A. Tiêu điểm vật kính nằm ở rất xa phim.
B. Tiêu điểm vật kính nằm ở trên phim.
C. Tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.
D. Tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.
Đáp án: chọn B
Bài 4: Kết luận nào sau đây là sai khi so sánh mắt và máy ảnh?
A. Thể thuỷ tinh có vai trò giống như vật kính.
B. Thể thuỷ tinh và vật kính là những thấu kính hội tụ có thể thay đổi tiêu cự.
C. Màng lưới có vai trò giống như phim.
D. Ảnh thu được trên phim của máy ảnh và trên màng lưới của mắt có tính chất giống nhau.
Đáp án: chọn B
Bài 5: Một máy ảnh được dùng để chụp ảnh một người cao 1,7 m. máy ảnh cách người đó 10 m. Ảnh của người đó hiện lên phim cao 10 mm. Tìm tiêu cự của vật kính máy ảnh đó.
Đáp án: f = ≈ 5,848 cm.
Bài 6: Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5m và đặt cách máy 1,5m. Ảnh thu được trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc đó là bao nhiêu?
Đáp án: d' = 7,2 cm
Bài 7: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Tìm chiều cao của vật.
Đáp án: h = 0,75 m
Bài 8: Một máy ảnh có vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 7cm. Người ta dùng máy ảnh này để chụp ảnh một cái cây cách máy 21m. Sau khi chụp xong, người ta thấy ảnh của cái cây trên phim cao 4,2cm. Tìm chiều cao thực của cây.
Đáp án: h = 12,558 m
Bài 9: Vật kính của máy ảnh có tiêu cự f = 7 cm. Dùng máy này chụp ảnh một vật ở cách vật kính 4,5m. Tìm tỉ lệ giữa ảnh hiện trên phim và vật.
Đáp án: k = ≈ 0,016
Bài 10: Vật kính của máy ảnh có tiêu cự f = 7 cm. Dùng máy này chụp ảnh một vật thì lúc đó khoảng cách giữa vật kính và phim là 8 cm. Tìm tỉ lệ giữa ảnh hiện trên phim và vật.
Đáp án: k =
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập khúc xạ ánh sáng
- Bài tập ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ (TKHT)
- Bài tập ảnh của một vật qua thấu kính phân kì (TKPK)
- Bài tập về mắt cận
- Bài tập về mắt lão
- Bài tập về kính lúp
- Bài tập ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều