Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 (có đáp án): Áp suất khí quyển
Với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 : Áp suất khí quyển có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 : Áp suất khí quyển
Bài 1: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:
A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
⇒ Đáp án C
Bài 2: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
p = d.h là công thức tính áp suất chất lỏng
⇒ Đáp án A
Bài 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi.
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D. Vật rơi từ trên cao xuống.
Vật rơi từ trên cao xuống do lực hấp dẫn
⇒ Đáp án D
Bài 4: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
A. Càng tăng
B. Càng giảm
C. Không thay đổi
D. Có thể vừa tăng, vừa giảm
Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm
⇒ Đáp án B
Bài 5: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:
A. 76 N/m2 B. 760 N/m2
C. 103360 N/m2 D. 10336000 N/m2
76 cmHg = 760 mmHg = 760.136 = 103360 N/m2
⇒ Đáp án C
Bài 6: Trong thí nghiệm của Tôrixenli, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu?
A. 10,336 m B. 10336 m C. 10000 m D. 10 cm
Độ cao của cột nước trong ống:
Ta có p = h.d
⇒ Đáp án A
Bài 7: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
A. 500 N B. 789,7 N C. 928,8 N D. 1000 N
- Thể tích của phòng là:
V = 4.6.3 = 72 m3
- Khối lượng không khí trong phòng là:
m = V.D = 72.1,29 = 92,88 kg
- Trọng lượng của không khí trong phòng là:
P = 10.m = 10.92,88 = 928,8 N
⇒ Đáp án C
Bài 8: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
A. 321,1 m B. 525,7 m C. 380,8 m D. 335,6 m
- Áp suất ở độ cao h1 là 102000 N/m2
- Áp suất ở độ cao h2 là 97240 N/m2
- Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao là: 102000 – 97240 = 4760 N/m2
Vậy đỉnh núi cao: h2 – h1 = 4760/12,5 = 380,8 m
⇒ Đáp án C
Bài 9: Áp suất khí quyển tại chân của một đỉnh núi cao 640m là bao nhiêu N/m2, mmHg? Biết tại đỉnh của nó cột Hg trong ống Tôrixenli cao 69,1 cm và trọng lượng riêng của không khí tại đó coi như không đổi là 12,5 N/m3.
Áp suất của cột không khí cao 640 m gây ra tại chân cột:
pH = dKK.h = 12,5.640 = 8000 N/m2
Vì cột Hg trong ống Tôrixenli cao 69,1 cm = 691 mm nên áp suất khí quyển tại đỉnh cột là:
pĐ = 691 mmHg = 691.136 = 94000 N/m2
Vậy áp suất khí quyển tại chân cột:
pC = pĐ + pH ⇒ pC = 94000 + 8000 = 102000 N/m2
Hay pC = 102000/136 = 750 mmHg
Bài 10: Tính độ cao của một chiếc máy bay đang bay. Biết cao kế đặt trên máy bay chỉ 7360 N/m2, áp suất của khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg và trọng lượng riêng của không khí lúc đó là 8 N/m3.
Áp suất khí quyển tại mặt đất:
pđất = 760 mmHg = 103360 N/m2
Áp suất của cột không khí cao h (m) gây ra tại mặt đất:
ph = pđất - pmáy bay = 103360 – 7360 = 96000 N/m2
Độ cao của một chiếc máy bay lúc đó là:
ph = dkk.h ⇒ h = ph/dkk = 96000/8 = 12000 m
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 10 (có đáp án): Lực đẩy Ác-si-mét
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 12: Sự nổi (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 12 (có đáp án): Sự nổi
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 13: Công cơ học (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công cơ học
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều