Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 12 (có đáp án): Sự nổi
Với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 12 : Sự nổi có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 12 : Sự nổi
Bài 1: Lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng thì:
A. Vật chìm xuống
B. Vật nổi lên
C. Vật lơ lửng trong chất lỏng
D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng
⇒ Đáp án A
Bài 2: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ:
A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.
B. Lớn hơn trọng lượng của vật.
C. Bằng trọng lượng của vật.
D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì vật nổi lên khi FA > P
⇒ Đáp án B
Bài 3: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?
A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực.
B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác – si – mét.
C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau.
D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và cùng chiều với nhau.
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau
⇒ Đáp án C
Bài 4: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?
A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
C. Vì gỗ là vật nhẹ.
D. Vì gỗ không thấm nước.
- Trọng lượng P = dvật.V
- Lực đẩy Ác – si – mét: FA = dchất lỏng.V
- Vật nổi lên khi FA > P
⇒ dchất lỏng > dvật
⇒ gỗ thả vào nước thì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
⇒ Đáp án A
Bài 5: Gọi dv là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây không đúng?
A. Vật chìm xuống khi dv > d
B. Vật chìm xuống đáy khi dv = d
C. Vật lở lửng trong chất lỏng khi dv = d
D. Vật sẽ nổi lên khi dv < d
Vật chìm xuống đáy khi dv = d
⇒ Đáp án B
Bài 6: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết thép có trọng lượng riêng 78500 N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000 N/m3.
A. Bi lơ lửng trong thủy ngân.
B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân.
C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.
D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân.
Ta có trọng lượng: P = dv.V
Lực đẩy Ác – si – mét: FA = d.V
dv < d ⇒ Viên bi thép nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.
⇒ Đáp án C
Bài 7: Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 như hình vẽ. Sự so sánh nào sau đây là đúng?
A. d1 > d2
B. d1 < d2
C. Lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp là như nhau.
D. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong hai trường hợp là như nhau.
Từ hình vẽ ta thấy vật đó trong chất lỏng thứ hai chìm sâu hơn ở trong chất lỏng thứ nhất.
⇒ Lực đẩy Ác – si – mét ở trong chất lỏng thứ hai nhỏ hơn trong chất lỏng thứ nhất
FA2 < FA1 ⇔ d2V2 < d1V1
Ta có V2 > V1
⇒ d2 < d1
⇒ Đáp án A
Bài 8: Một phao bơi có thể tích 25 dm3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi chìm trong nước là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 100 N B. 150 N C. 200 N D. 250 N
Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên phao là:
FA = d.V= 10000. 0,025= 250N
Trọng lượng của phao là:
P = 10.m = 10.5 = 50N
Lực nâng phao là: F = FA – P = 200N
⇒ Đáp án C
Bài 9: Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5 m. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Xà lan có trọng lượng là bao nhiêu?
A. P = 40000 N B. P = 45000 N
C. P = 50000 N D. Một kết quả khác
Thể tích xà lan chìm trong nước: V = 4.2.0,5 = 4 m3
Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên xà lan: FA = d.V = 10000.4 = 40000 N
Do thuyền lơ lửng trong chất lỏng nên trọng lượng của xà lan là: FA = P = 40000 N
⇒ Đáp án A
Bài 10: Một vật có trọng lượng riêng là 26000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Gọi P là số chỉ của lực kế khi treo vật vào lực kế ở ngoài không khí.
Pn là số chỉ của lực kế khi vật ở trong nước.
d là trọng lượng riêng của vật
dn là trọng lượng riêng của nước.
FA = P - Pn ⇒ dn.V = dV - Pn
Bài tập bổ sung
Bài 1: 5cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27 000N/m3) và 7cm3 chì (trọng lượng riêng 130 00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
Bài 2: Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhựa, quả cầu 2 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 2 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả biết trọng lượng riêng của nhựa thấp hơn sắt?
Bài 3: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 5N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 3N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 4: Một quả cầu bằng nhôm có phần bên trong rỗng. Quả cầu có phần bên ngoài kín để nước không vào được bên trong. Thể tích của quả cầu là 30cm3, khối lượng của quả cầu là 0,5kg. Quả cầu này được thả vào trong bể nước. Hỏi quả cầu có chìm hoàn toàn trong nước không? Tại sao?
Bài 5: Một vật nặng 1kg đang chìm hoàn toàn trong nước. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Bài 6: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
Bài 7: Một vật móc vào 1 lực kế. Khi treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ 20N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,9N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính thể tích của vật
Bài 8: Một khối nước đá hình lập phương cạnh 6cm, khối lượng riêng 0,9g/cm3. Viên đá nổi trên mặt nước. Tính tỉ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá từ đó suy ra chiều cao của phần nổi.
Bài 9: Một quả cầu gỗ khi treo ngoài không khí thì lực kế chỉ 5N, khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 3N. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi đó.
Bài 10: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 120 cm3 dâng lên đến mức 200 cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F = 4,2 N . Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3. Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật.
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 13: Công cơ học (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công cơ học
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 (có đáp án): Định luật về công
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 15: Công suất (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 15 (có đáp án): Công suất
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều