Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 (có đáp án): Sự truyền ánh sáng



Với Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 : Sự truyền ánh sáng có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 : Sự truyền ánh sáng

Bài 1: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

    A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.

    B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.

    C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.

    D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.

Lời giải:

    - Theo định luật phản xạ ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng ⇒ Đáp án B và đáp án C sai.

    - Tấm gỗ không cho ánh sáng truyền qua ⇒ Đáp án A sai, đáp án D đúng.

Bài 2: Chùm sáng…………. gồm các tia sáng…….. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

    A. Phân kỳ; giao nhau         B. Hội tụ; loe rộng ra

    C. Phân kỳ; loe rộng ra         D. Song song; giao nhau

Lời giải:

    Chùm sáng hội tụ ⇒ giao nhau ⇒ Đáp án B sai

    Chùm sáng phân kỳ ⇒ loe rộng ra ⇒ Đáp án A sai

    Chùm sáng song song ⇒ không giao nhau ⇒ Đáp án D sai

    Vậy đáp án đúng là C.

Bài 3: Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    A. Hình a và b         B. Hình a và c

    C. Hình b và c         D. Hình a, c và d

Lời giải:

    Ta xác định các loại chùm sáng dựa vào các mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.

    - Hình a các tia sáng giao nhau tại một điểm ⇒ Chùm sáng hội tụ

    - Hình b các tia sáng không giao nhau ⇒ Chùm sáng song song

    - Hình c các tia sáng giao nhau tại một điểm ⇒ Chùm sáng hội tụ

    - Hình d các tia sáng loe rộng ra ⇒ Chùm sáng phân kì

    Vậy đáp án đúng là B.

Bài 4: Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?

Lời giải:

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Theo định luật phản xạ ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng ⇒ Đáp án A và đáp án D sai.

    - Ánh sáng truyền đi trong hai môi trường: Nếu cả hai môi trường đều trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo hai nửa đường thẳng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó ⇒ Đáp án C sai, đáp án B đúng.

Bài 5: Chọn một phát biểu không đúng về đường truyền của tia sáng:

    A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

    B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

    C. Trong môi trường đồng tính nhưng không trong suốt, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

    D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.

Lời giải:

    - Nếu môi trường đó là trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng ⇒ Đáp án B loại

    - Nếu môi trường đó là trong suốt và không đồng tính hoặc đồng tính nhưng không trong suốt thì ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng ⇒ Đáp án A và C loại

    Vậy đáp án không đúng là D.

Bài 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:

    A. Ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.

    B. Chùm sáng hội tụ là chùm trong đó các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.

    C. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.

    D. Người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng.

Lời giải:

    - Không phải lúc nào ánh sáng cũng truyền đi theo đường thẳng. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng với điều kiện môi trường truyền ánh sáng phải trong suốt và đồng tính ⇒ Đáp án A sai.

    - Các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm là chùm sáng phân kì ⇒ Đáp án B sai.

    - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng ⇒ Đáp án D sai.

    - Mỗi tia sáng trong chùm sáng hội tụ tiếp tục truyền thẳng sau khi giao nhau nên chúng sẽ loe rộng ra (chùm sáng phân kì) ⇒ Đáp án C đúng.

Bài 7: Tại sao vào những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, lúc gần trưa hoặc đầu buổi chiều, mặt đường nhựa có lúc trông loang loáng như vũng nước.

Lời giải:

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    Vào những ngày nắng gắt của mùa hè, mặt đường nhựa rất nóng và làm cho các lớp không khí càng gần với nó càng có nhiệt độ cao. Lúc này môi trường không khí tuy là trong suốt nhưng không đồng tính nữa. Do đó các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đường không còn truyền theo đường thẳng nữa mà bị uốn cong dần và một phần bị hắt lại đi đến mắt ta. Vì vậy ta trông mặt đường lúc đó loang loáng như có vũng nước.

Bài 8: Dựa vào hình vẽ dưới đây em hãy cho biết mắt ta có thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly (làm bằng sứ) hay không? Tại sao? Muốn nhìn thấy được viên bi đó thì mắt ta phải đặt ở vị trí nào? Hãy vẽ hình để minh họa.

Lời giải:

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    Ta biết mắt chỉ nhìn thấy viên bi khi ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta. Nhưng trong trường hợp này thì ánh sáng truyền theo đường thẳng đến mắt đã bị thành ly chắn lại. Vì vậy mắt ta không thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly.

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    Muốn nhìn thấy được viên bi thì mắt ta phải đặt trong khoảng nhìn thấy được biểu diễn trên hình vẽ. Vì khi đặt mắt trong khoảng đó thì ánh sángtừ viên bi truyền thẳng được đến mắt ta.

Bài 9: Làm thế nào để đóng đươc 3 cái cọc cho thẳng hàng mà không cần dùng thước hoặc một vật nào khác để gióng hàng? Tại sao lại có thể làm như vậy?

Lời giải:

    ∗ Để đóng được ba cái cọc thẳng hàng ta có thể làm theo thứ tự dưới đây:

    - Đóng cọc thứ nhất và cọc thứ hai tại hai vị trí A và B thích hợp.

    - Bịt một mắt, đặt cọc thứ ba trước mắt còn lại và hướng nhìn về phía có cọc thứ nhất và cọc thứ hai.

    - Xê dịch cọc thứ ba sao cho mắt chỉ thấy cọc thứ ba mà không thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai vì bị cọc thứ ba che khuất.

    - Đóng cọc thứ ba tại vị trí đó.

    Vậy ta đã đóng được ba cái cọc thẳng hàng

    ∗ Giải thích:

    Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên khi ba cọc được đóng thẳng hàng thì mắt và ba cọc đều nằm trên một đường thẳng. Khi đó ánh sáng truyền từ cọc thứ nhất và cọc thứ hai đến mắt ta đã bị cọc thứ ba chặn lại, kết quả là mắt không nhìn thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai.

Bài giảng: Bài 2: Sự truyền ánh sáng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học