Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện hay, chi tiết
Bài viết Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện hay, chi tiết
An toàn khi sử dụng điện
Ảnh hưởng của dòng điện với cơ thể người.
Cơ thể người là vật dẫn điện. Dòng điện cso cường độ từ 70 mA hoặc hiệu điện thế từ 40 V trở lên có thể gây nguy hiểm với cơ thể người. Trong một số trường hợp (cơ thể ẩm ướt, trẻ em) thì hiệu điện thế 25 V là có thể gây nguy hiểm.
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện là:
+ Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
+ Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện.
+ Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng (220 V) và các thiết bị điện khi chưa rõ cách sử dụng.
+ Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.
Ví dụ 1: Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện ?
A. Dùng cầu chì và rơle tự ngắt.
B. Mắc điện đúng quy tắc an toàn.
C. Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên.
D. Cả A, B, C, đều đúng.
Để đảm bảo an toàn điện cần dùng cầu chì, rơ le tự ngắt; mắc mạch đúng quy tắc, kiểm tra thiết bị điện thường xuyên.
Chọn D.
Ví dụ 2: Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người ?
A. Dưới 220 vôn
B. Trên 40 vôn
C. Trên 100 vôn
D. Trên 220 vôn
Mạng điện có hiệu điện thế trên 40 V thì có thể gây chết người.
Chọn B
Ví dụ 3: Làm cách nào để tránh tác hại của dòng điện đối vối cơ thể người?
A. Không sử dụng điện
B. Sống các xa nơi sản xuất ra điện
C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
D. Chỉ sử dụng điện có cường độ nhỏ
Để tránh tác hại của dòng điện đối vối cơ thể người cần thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Chọn C
Câu 1: Tác hại của dòng điện với cơ thể người là gì?
A. Gây tổn thương cho tim.
B. Làm co cơ.
C. Gây cháy, bỏng.
D. Cả ba trường hợp trên.
Lời giải:
Dòng điện đi qua cơ thể có thể gây tổn thương tim, co cơ, gây cháy, bỏng.
Chọn D
Câu 2: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
A. Vì cơ thể người là vật dẫn.
B. Vì người là chất bán dẫn.
C. Vì cơ thể người là vật cách điện
D. Vì cơ thể người có chứa nước.
Lời giải:
Cơ thể ta bị điện giật vì người là vật dẫn điện.
Chọn A
Câu 3: Khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện để tránh trường hợp :
A. bị bỏng tay do dây nóng.
B. điện giật do dây bị hở.
C. dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây.
D. Cả ba lí do trên.
Lời giải:
Nếu cầm trực tiếp tay vào dây điện có thể bị điện giật nếu dây hở.
Chọn B.
Câu 4: Cường độ dòng điện khi đi qua cơ thể người có giá trị bao nhiêu thì làm tim ngừng đập?
A. Dưới 10 mA.
B. Trên 70 mA
C. Trê 10 mA
D. Trên 10 A.
Lời giải:
Cường độ dòng điện trên 70 mA khi đi qua cơ thể người có giá trị bao nhiêu thì làm tim ngừng đập.
Chọn B.
Câu 5: Khi ở trường học, em làm gì để tránh bị điện giật?
A. Không chơi ở những nơi có dây điện.
B. Không nghịch công tắc, cầu chì và ổ cắm trong lớp.
C. Khi thấy các bạn có nguy cơ bị điện giật cần báo ngay cho cô giáo hay những người lớn ở gần đó biết.
D. Cần thực hiện tốt tất cả các việc trên.
Lời giải:
Để đảm bảo tránh bị điện giật, em cần thực hiện tất cả các việc trên.
Chọn D
Câu 6: Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt thì bị điện giật. Hãy giải thích và nêu cách phòng tránh.
Lời giải:
Vì nước mưa không phải là nước tinh khiết (về mặt hóa học) nên có thể dẫn điện. Sau cơn mưa, đất ẩm ướt dẫn điện từ dây điện bị đứt đến người. Người đi chân đất sẽ bị điện giật.
Để phòng tránh thì người đó phái đi giày dép, ủng khô có đế cao và làm bằng chất cách điện.
Câu 7: Khi sửa chữa điện để tránh bị điện giật người sửa điện phải nên làm như thế nào?
Lời giải:
Khi sửa chữa điện để tránh bị điện giật cần:
+ Ngắt điện trước khi tiến hành sửa chữa.
+ Dùng găng tay cách điện để tháo lắp, sửa chữa.
+ Dùng dây điện có vỏ bọc
+ Kiểm tra các điểm nối được cuốn băng dính cách điện trước khi nối điện trở lại.
Câu 8: Các hành động được mô tả trong các bức hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 dưới đây có thể gây nguy hiểm cho người. Em hãy phân tích tại sao và nêu cách phòng tránh.
Lời giải:
Hình 1: Quạt đang hoạt động mà dùng khăn ẩm để lau có thể bị điện giật.
Cần rút phích cắm ra khỏi ổ và để quạt ngừng hoạt động trước khi dùng khăn ẩm để lau quạt. Điều này sẽ tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Hình 2: Lưỡi khoan làm đứt dây điện trong tường gây nguy hiểm cho người và có thể gây cháy nổ. Cần kiếm tra sơ đồ mạch điện ngầm trong nhà trước khi khoan vào tường.
Hình 3: Người này vừa tắm vừa sấy tóc, vừa xem máy tính, nước ướt có thể bắn vào thiết bị điện gây đoản mạch, cháy nổ, chạm chập. Cơ thể người khi bị ướt rất dễ bị điện giật, trong phòng tắm ẩm ướt, nước là chất dẫn điện tốt nên rất nguy hiểm.
Khi sử dụng các thiết bị điện nơi ẩm ướt (nhà vệ sinh, nhà tắm…) cần lưu ý sự an toàn cho người sử dụng. Phải dùng cầu dao chống giật. Không nên vừa tắm vừa sấy tóc, vừa xem máy tính như trong hình.
Hình 4: Tưới cây bằng vọi xịt nước gần đường dây cao thế rất nguy hiểm đến tính mạng vì đường dây cao thế có hiệu điện thế rất lớn, nước là chất dẫn điện tốt, việc phun nước lên có thể làm không khí trở nên dẫn điện, gây phóng điện từ đường dây cao thế xuống đất, có thể gây chạm chập, cháy nổ…
Vì vậy không nên tưới cây như hình.
Hình 5: Khi đi vướng vào dây diện rất nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn nên lắp dây điện vào sát tường.
Hình 6: Bánh xe cán vào sợi dây điện làm hỏng lớp cách điện, rất nguy hiểm.
Cần lắp dây điện ngầm dưới đất hoặc trên đường dây cao, nơi có nhiều người qua lại.
Câu 9: Hình dưới đây mô tả thao tác lắp bóng đèn. Theo em thực hiện theo cách nào là đúng, cách nào sẽ gây nguy hiểm cho người?
Lời giải:
Thao tác ở hình a là đúng, thao tác ở hình b không đúng, gây nguy hiểm cho cơ thể người.
Ở hình a, dây nóng đã được ngắt, cầu chì được nối với dây nóng. Khi tháo lắp đèn thì không có dòng điện đi qua người.
Ở hình b, dây nguội được ngắt, cầu chì được nối với dây nguội. Khi tháo lắp đèn, dòng điện trong dây nóng có thể đi qua cơ thể người xuống đất, rất nguy hiểm.
Câu 10: Người bị điện giật khi có dòng điện đi vào cơ thể người, tức là một điểm của người nối với cực dương, điểm khác nối với cực âm của nguồn điện. Nếu cơ thể người chạm cùng một lúc vào dây nóng và dây nguội thì sẽ có dòng điện đi vào người từ dây nóng và đi ra dây nguội rất nguy hiểm.
Mặt khác vì lí do kĩ thuật, dây nguội được chôn dưới đất. Vì vật nếu chân chạm đất mà tay chạm vào dây nóng thì có dòng điện đi từ dây nóng qua người xuống đất. Em hãy cho biết trong các tình huống ở hình dưới, người có bị điện giật không? Tại sao?
Lời giải:
Trong các tình huống 1, 2, 4 có dòng điện đi từ dây nóng qua người đi xuống đất. Vì vậy người sẽ bị điện giật và gặp nguy hiểm.
Bài 1: Bóng đèn treo bị đứt dây tóc, cần phải thay thế bóng đèn khác. Cần phải sử dụng biện pháp nào khi thay bóng đèn dây tóc để đảm bảo an toàn điện?
A. Nếu đèn treo dùng phích cắm thì phải rút phích cắm trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác.
B. Nếu đèn treo không dùng phích cắm thì phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác.
C. Đảm bảo cách điện giữa người với nền nhà (như đứng trên ghế nhựa hay bàn gỗ) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác.
D. Các phương án A, B, C đều đảm bảo an toàn điện.
Bài 2: Cần mắc thiết bị gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch.
A. Công tắc điện.
B. Chuông điện.
C. Cầu chì.
D. Đèn báo.
Bài 3: Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện?
A. Việc sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
B. Phơi quần áo lên dây dẫn điện của gia đình.
C. Sử dụng hiệu điện thế 12 V để làm các thí nghiệm điện.
D. Mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị điện.
Bài 4: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. Làm thí nghiệm với hiệu điện thế 45 V.
D. Khi bóng đèn bị cháy rút phích cắm của bóng đèn ra khỏi ổ cắm điện khi thay bóng đèn.
Bài 5: Trong các thí nghiệm về điện, sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể con người?
A. Dưới 10 V.
B. Dưới 20 V.
C. Dưới 40 V.
D. Trên 40 V.
Bài 6: Các dây dẫn có vỏ bọc như thế nào thì được xem là an toàn về điện?
A. Vỏ bọc cách điện phải làm bằng nhựa.
B. Vỏ bọc cách điện phải làm bằng cao su.
C. Vỏ bọc cách điện phải chịu được dòng điện định mức quy định cho mỗi dụng cụ điện.
D. Vỏ bọc làm bất kì bằng vật liệu nào cũng được.
Bài 7: Khi gặp một người đang bị tai nạn về điện, công việc đầu tiên ta phải làm gì?
A. Dùng vật lót cách điện (cây khô, giẻ khô ...) tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
B. Cầm tay kéo nạn nhân ra khỏi dòng điện.
C. Gọi người khác đến cùng giúp.
D. Gọi bệnh viện đến cấp cứu.
Bài 8: Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit… đều có cán được bọc nhựa hay cao su?
A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng.
B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.
C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào.
D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột.
Bài 9: Không nên tự mình tiếp xúc với mạng điện gia đình vì
A. mạng điện dễ bị hỏng.
B. nó rất nguy hiểm.
C. các dây dẫn dễ bị đứt.
D. trong gia đình sử dụng quá nhiều dụng cụ điện.
Bài 10: Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì:
A. Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị này xuống đất.
B. Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ.
C. Hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.
D. Dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 17: Bài tập về Vôn kế cực hay (có lời giải)
- Dạng 18: Bài tập hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 19: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có Vôn kế hay, chi tiết
- Dạng 20: Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì hay, chi tiết
- Dạng 22: Bài tập thực hành, thí nghiệm về mạch điện hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều