Bài tập về Dòng điện cực hay (có lời giải)



Với Bài tập về Dòng điện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về Dòng điện

Bài tập về Dòng điện cực hay (có lời giải)

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích.

Các dụng cụ điện khi có dòng điện chạy qua chúng mới có thể hoạt động. Chẳng hạn, bóng đèn được nối điện vào, có dòng điện chạy qua dây tóc thì mới sáng lên được.

Ví dụ 1: Nhận định nào đúng nhất trong các nhận định sau? Dòng điện là:

 A. Dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng.

 B. Dòng các điện tích âm chuyển dời có hướng.

 C. Dòng các điện tích chuyển dời có hướng.

 D. Dòng các điện tích âm chuyển dịch.

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích.

Chọn C

Ví dụ 2: Khẳng định nào dưới đây là sai? Một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ:

 A. Dòng điện chạy qua chúng.

 B. Các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây dẫn.

 C. Bóng đèn và quạt đang bị nhiễm điện.

 D. Chúng đang tiêu thụ năng lượng điện.

Các dụng cụ điện khi có dòng điện chạy qua chúng mới có thể hoạt động. Một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ có dòng điện chạy qua chúng. Chúng đang tiêu thụ năng lượng và các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây dẫn.

→ Đáp án sai là C.

Chọn C

Ví dụ 3: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau:

Dòng điện là dòng dịch chuyển………….của các ………tự do.

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích tự do.

Câu 1: Hạt nào sau đây dịch chuyển thành dòng có hướng thì tạo thành dòng điện

 A. Hạt electron

 B. Hạt nguyên tử

 C. Hạt mang điện dương

 D. Hạt electron hoặc hạt mang điện dương.

Lời giải:

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích tự do. Nên electron và hạt mang điện dương dịch chuyển có thể tạo thành dòng điện.

Chọn D

Câu 2: Nối hai quả cầu A và B bằng một sợi dây kim loại như hình vẽ dưới đây.

Bài tập về Dòng điện cực hay (có lời giải)

Hỏi không có dòng điện chạy qua dây dẫn trong các trường hợp sau đây?

 A. A tích điện dương, B không tích điện.

 B. A và B không tích điện.

 C. A tích điện âm, B không tích điện.

 D. A không tích điện, B tích điện dương.

 E. A không tích điện, B tích điện âm.

Lời giải:

Nếu A hoặc B được tích điện, còn vật còn lại không tích điện thì sẽ có electron dịch chuyển từ quả này sang quả kia, do đó sẽ có dòng điện trong dây dẫn. Trường hợp A và B không tích điện thì không có sự dịch chuyển của hạt mang điện nên không có dòng điện.

Chọn B

Câu 3: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

 A. Một mảnh nilon đã được cọ xát.

 B. Chiếc pin tròn được đặt trên mặt bàn.

 C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

 D. Đường dây điện trong nhà khi không dùng bất cứ thiết bị nào.

Lời giải:

Các dụng cụ điện khi có dòng điện chạy qua chúng mới có thể hoạt động. Vì vậy chỉ có đồng hồ dùng pin đang chạy là đang có dòng điện chạy qua.

Chọn C

Câu 4: Trong các thiết bị sau, thiết bị nào chỉ có thể hoạt động khi có dòng điện đi qua:

 A. Máy xay sinh tố.

 B. Ti vi

 C. Quạt trần

 D. Tất cả các thiết bị trên.

Lời giải:

Cả máy xay sinh tố, ti vi và quạt trần đều chỉ có thể hoạt động khi có dòng điện đi qua.

Chọn D

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?

 A. Một chiếc quạt đang chạy.

 B. Một thanh ebonit cọ xát vào len.

 C. Một bóng đèn đang sáng.

 D. Máy tính đang hoạt động.

Lời giải:

Các dụng cụ điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vì vậy chiếc quạt đang chạy, đèn đang sáng, máy tính đang hoạt động thì có dòng điện chạy qua. Chỉ có thanh ebonit cọ xát vào len là không có dòng điện chạy qua.

Chọn B

Câu 6: Ghi Đ cho các câu đúng, và S cho các câu sai trong các câu sau

Bài tập về Dòng điện cực hay (có lời giải)

Lời giải:

Bài tập về Dòng điện cực hay (có lời giải)

Câu 7: Cho các từ và cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện. Hãy hoàn thành chỗ trống trong các câu sau:

Dòng ………….dịch chuyển có hướng tạo thành ……….………..

………….….…sẽ hoạt động (quay) khi có ……..……chạy qua nó.

Bóng đèn sẽ sáng lên khi có………………..……..chạy qua.

Lời giải:

Dòng điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện.

Quạt điện sẽ hoạt động (quay) khi có dòng điện chạy qua nó.

Bóng đèn sẽ sáng lên khi có dòng điện chạy qua.

Câu 8: Khi nối hai tấm kim loại nhiễm điện trái dấu bằng một bóng đèn của bút thử điện, thì đèn lóe sáng.

a) Các ion dương (+), ion âm (-) và các electron tự do trong bóng đèn chuyển động thế nào?

b) Tại sao đèn chỉ sáng lóe lên rồi tắt mà không sáng lâu dài?

c) Sự chuyển động của các điện tích trên có được xem là dòng điện không?

Lời giải:

a) Các ion dương (+) sẽ đi về đầu đèn nối với bản nhiễm điện âm (-). Các ion âm (-) sẽ đi về đầu nối bóng đèn với bản dương (+).

b) Hai bản nhiễm điện nói trên, một bản thừa electron, một bản thiếu electron, khi nối với nhau, dòng các electron này dịch chuyển từ bản âm sang bản dương, đến một lúc nào đó hai bản nhiễm điện như nhau thì dòng điện triệt tiêu (thời gian này rất ngắn).

c) Sự chuyển động của các điện tích trên được coi là dòng điện vì các điện tích nói trên dịch chuyển có hướng.

Câu 9: Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động, tại sao không tạo ra dòng điện?

Lời giải:

Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động, nhưng chúng chuyển động hỗn loạn, không có hướng vì vậy không tạo ra dòng điện.

Câu 10: Nối hai quả cầu A và B đều được nhiễm điện dương bằng một dây dẫn kim loại. Có dòng điện đi qua trong dây dẫn không? Tại sao?

Lời giải:

Nếu hai quả cầu A và B nhiễm điện dương như nhau, cùng điện tích thì kho nối hai quả cầu sẽ không có dòng điện, do không có sự chênh lệch điện tích.

Nếu hai quả cầu A và B nhiễm điện dương khác nhau, thì electron sẽ dịch chuyển từ quả cầu có điện tích nhỏ hơn sang quả có điện tích dương hơn. Như vậy thì sẽ có dòng điện trong dây dẫn, nhưng chỉ trong thời gian rất nhỏ.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học