Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi hay, có đáp án
Với Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi
Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi hay, có đáp án
- Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
- Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Ví dụ 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về gương cầu lồi:
A. Có tâm mặt cầu nằm phía sau mặt phản xạ.
B. Có tâm mặt cầu nằm phía trước mặt phản xạ.
C. Vật sáng qua gương luôn cho ảnh ảo.
D. Chùm sáng phân kì chiếu đến gương, chùm sáng phản xạ từ gương cũng sẽ phân kì.
Đáp án:
Gương cầu lồi có tâm mặt cầu nằm phía sau mặt phản xạ.
Chọn A.
Ví dụ 2: Gương cầu lồi là:
A. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
B. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C. Mặt cầu lồi trong suốt.
D. Mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.
Đáp án:
Gương cầu lỗi là một phần mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
Chọn A
Ví dụ 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phản xạ của ánh sáng khi gặp gương cầu lồi.
A. Một chùm tia sáng song song khi đến gặp gương cầu lồi bị phản xạ, chùm tia sáng phản xạ cũng là chùm song song.
B. Một tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi sẽ bị phản xạ nhưng không tuân theo định luật phản xạ ánh sáng vì định luật phản xạ ánh sáng chỉ đúng cho trường hợp gương phẳng mà thôi.
C. Một tia sáng khi đến gương cầu lồi theo phương vuông góc với mặt gương thì không bị phản xạ, vì lúc đó ta không nhìn thấy tia sáng phản xạ.
D. Các phát biểu A, B, C đều sai.
Đáp án:
Khi tia sáng đến gặp gương cầu lồi thì nó bị phản xạ. Nếu tia sáng chiếu tới gương vuông góc thì tia phản xạ ngược lại có phương trùng với phương tia tới. Nếu chùm tia thì song song thì chùm phản xạ là chùm phân kì.
Chọn D.
Câu 1: Một điểm sáng S nằm trước gương cầu lồi khi đó:
A. Chùm phản xạ sẽ là một chùm hội tụ xem như xuất phát từ ảnh của S.
B. Chùm phản xạ là một chùm song song xem như xuất phát từ ảnh của S.
C. Chùm phản xạ là một chùm phân kỳ xem như xuất phát từ ảnh của S.
D. Chùm hội tụ hay phân kỳ phụ thuộc vào vị trí đặt vật.
E. Chùm phản xạ không thể là chùm song song.
Lời giải:
Đáp án:
Một điểm sáng S trước gương thì nó tạo ra một chùm phân kì tới gương, nên chùm phản xạ cũng là chùm phân kì, xem như xuất phát từ ảnh của S.
Chọn C
Câu 2: Ảnh của một ngọn nến tạo bởi gương cầu lồi là:
A. Một ảnh ảo bằng và ngược chiều với vật.
B. Một ảnh thật bé hơn vật đối xứng với vật qua gương.
C. Một ảnh ảo bé hơn vật đối xứng với vật qua gương.
D. Một ảnh ảo luôn luôn bé hơn vật.
E. Một ảnh ảo luôn luôn lớn hơn vật.
Lời giải:
Đáp án:
Gương cầu lồi tạo ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật.
Chọn D
Câu 3: Người ta đặt hai ngọn nến giống hệt nhau, một trước gương cầu lồi và một trước gương phẳng với những khoảng cách như nhau. Khi đó:
A. Ảnh qua gương cầu lồi lớn hơn ảnh qua gương phẳng.
B. Ảnh qua gương cầu lồi bé hơn ảnh qua gương phẳng.
C. Ảnh qua gương cầu lồi bằng ảnh qua gương phẳng.
D. Ảnh luôn đối xứng với vật qua qua các gương.
E. Ảnh không đối xứng với vật qua qua các gương.
Lời giải:
Đáp án:
Gương phẳng tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, có độ lớn bằng vật.
Gương cầu lồi tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
Nên ảnh trong gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh trong gương phẳng.
Chọn B
Câu 4. Ảnh của vật sáng qua gương cầu lồi là:
A. Ảnh ảo có thể hứng được trên màn.
B. Ảnh ảo lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo có thể quay phim chụp ảnh được.
D. Ảnh ảo không chụp ảnh được.
E. Ảnh ảo hay ảnh thật tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Lời giải:
Đáp án:
Ảnh của gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
Chọn C
Câu 5. Dùng các từ thích hợp trong khung để điền khuyết hoàn chỉnh các câu sau:
a. Gương cầu lồi là (1)....... mặt cầu (2) .... ánh sáng. b. Mặt phản xạ của gương cầu lồi quay về phía (3)...... c. Ảnh của vật trước gương (4) ....... và gương (5)....... đều là (6)..... |
|
Lời giải:
Đáp án:
a. Gương cầu lồi là một phần mặt cầu phản xạ ánh sáng.
b. Mặt phản xạ của gương cầu lồi quay về phía xa tâm .
c. Ảnh của vật trước gương cầu lồi và gương phẳng , đều là ảo.
Các từ cần điền như sau: 1- a; 2 – h; 3- c; 4 – e; 5 – d; 6 – g.
Câu 6. Hãy vễ ảnh của một điểm sáng s trước gương câu lồi.
Lời giải:
Đáp án:
Câu 7. Cho S và S’ là vật và ảnh qua gương cầu lồi. Đường thẳng xx’ là đường nối tâm và đỉnh của gương. Bằng phép vẽ hãy xác định đỉnh gương và tâm của gương.
Lời giải:
Đáp án:
Tia sáng đi qua tâm của gương cầu thì phản xạ lại theo phương cũ. Nên ta nối S với S’ cắt xx’ tại O (tâm của gương)
Tia sáng đi tới đỉnh gương cầu thì tia phản xạ đối xứng với tia tới qua xx’, nên ta lấy S1 đối xứng với S qua xx’ rôi vẽ S1S’ cắt xx’ ở đâu thì đó là đỉnh gương cầu.
Câu 8. Hãy vẽ ảnh của vật AB qua gương cầu lồi
Lời giải:
Đáp án:
Ta vẽ ảnh A’ của A, sau đó hạ vuông góc xuống trục chính. Được ảnh A’B’ của AB, đây là ảnh ảo.
Câu 9. Cho AB và A’B’ là vật và ảnh qua gương cầu lồi bằng phép vẽ hãy xác định vị trí của gương, tâm gương.
Lời giải:
Đáp án:
Vì tia sáng đi qua O thì phản xạ ngược lại nên ta nối A với A’ cắt BB’ ở đâu thì đó là O.
Vì tia sáng đi đến đỉnh chỏm cầu thì phản xạ như với gương phẳng, ta lấy A1 đối xứng với A qua ∆, nối A’ với A1 cắt trục ∆ ở đâu thì đó là đỉnh gương.
Câu 10. Quan sát một viên phấn đặt trước gương cầu lồi
a. Ảnh của viên phấn là ảnh thật hay ảnh ảo? Độ lớn của ảnh như thế nào so với độ lớn của viên phấn? Khoảng cách từ ảnh của viên phấn đến gương gần hơn hay xa hơn khoảng cách từ viên phấn đến gương?
b. Nếu xê dịch viên phấn đến gần gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
c. Nếu xê dịch viên phấn ra xa gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
Lời giải:
Đáp án:
a. Ảnh của viên phấn là ảnh ảo, nhỏ hơn so với viên phấn, khoảng cách từ ảnh đến gương nhỏ hơn khoảng cách từ vật thật đến gương.
b. Nếu xê dịch viên phấn đến gần gương thì ảnh của nó dịch chuyển ra xa gương.
c. Nếu xê dịch viên phấn ra xa gương thì ảnh của nó dịch chuyển lại gần gương.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 9: Cách giải bài tập về gương phẳng nâng cao cực hay (có lời giải)
- Dạng 11: Cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi cực hay
- Dạng 12: Bài tập về Ứng dụng của gương cầu lồi cực hay (có lời giải)
- Dạng 13: Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm hay, có đáp án
- Dạng 14: Cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lõm cực hay
- Dạng 15: Bài tập về Ứng dụng của gương cầu lõm cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều