Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 12 : Độ to của âm hay, chi tiết



Bài viết Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 12 : Độ to của âm hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 12 : Độ to của âm.

Bài giảng: Bài 12: Độ to của âm - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

    - Trong quá trình dao động, độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động .

    - Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm do vật đó phát ra càng to. Ngược lại, biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm do vật đó phát ra càng nhỏ.

    - Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (kí hiệu là dB).

    - Khi độ to của âm càng lớn (không được quá 70dB) thì ta nghe âm càng rõ. Nếu độ to của âm quá 70 dB và trong một thời gian dài thì ta nghe không còn rõ và dễ chịu nữa. Vậy độ to của âm ở mức 70 dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.

    - Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130 dB thì âm thanh làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Vậy độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.

    Bảng cho biết độ to của một số âm:

Tiếng nói thì thầm 20 dB
Tiếng nói chuyện bình thường 40 dB
Tiếng nhạc to 60 dB
Tiếng ồn rất to ở ngoài phố 80 dB
Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng 100 dB
Tiếng sét 120 dB

Ngưỡng đau (làm đau nhức tai)

(Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m)

130 dB

    Lưu ý: Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu chứ không phải là khoảng cách lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu.

    Dựa vào đặc điểm:

        + Biên độ dao động càng lớn ⇒ âm phát ra càng to

        + Biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm phát ra càng nhỏ

    Dựa vào giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn (70 dB) và ngưỡng đau (130 dB) để ta xác định được những âm thanh nào ta có thể nghe được bình thường hay những âm thanh nào không thể nghe được mà gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe để có phương án tránh và bảo vệ tai.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học