Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

I. Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (ảnh 1)

                                                      Thí nghiệm kiểm chứng

Dùng hai xe có khối lượng bằng nhau, đặt lên giá đỡ nằm ngang. Cho hai xe va chạm vào nhau, sau va chạm hai xe chuyển động rời xa nhau. Đọc và ghi tốc độ của từng xe trước và sau va chạm. Từ kết quả thu được tính và đánh giá động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm.

1. Đánh giá động lượng của hai xe trước và sau va chạm

Trong va chạm, động lượng của mỗi xe đều thay đổi, tuy nhiên động lượng của xe này giảm bao nhiêu thì động lượng của xe kia sẽ tăng bấy nhiêu. Như vậy, tổng động lượng của hệ hai xe được bảo toàn.

2. Sự thay đổi năng lượng trong va chạm giữa hai xe

- Trường hợp sau va chạm, hai xe chuyển động ngược chiều nhau: động năng của hai xe đều thay đổi, tuy nhiên động năng của xe này giảm bao nhiêu thì động năng của xe kia tăng bấy nhiêu. Tổng động năng của hai xe được bảo toàn.

Do hai xe chuyển động trên giá đỡ nằm ngang nên thế năng của hai xe không đổi, như vậy cơ năng của hệ cũng được bảo toàn. Va chạm này gọi là va chạm hoàn toàn đàn hồi.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (ảnh 2)

                                                      Va chạm đàn hồi

- Trường hợp sau va cham, các vật dính vào nhau, động năng của hệ giảm so với trước va chạm. Va chạm này gọi là va chạm hoàn toàn mềm. Trong trường hợp này cơ năng của hệ không bảo toàn, một phần đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt, năng lượng âm thanh, năng lượng do biến dạng, …

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (ảnh 3)

                                                      Va chạm mềm

II. Một số hiện tượng va chạm trong thực tiễn

Trong thực thế có rất nhiều hiện tượng liên quan đến định luật bảo toàn động lượng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (ảnh 4)

                    Khi tiếp đất thường có động tác nhún chân để giảm chấn thương

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (ảnh 5)

                                                  Va chạm trong giao thông

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (ảnh 6)

                                                Kiểm tra hệ thống túi khí của ô tô

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (ảnh 7)

                                    Thủ môn bắt bóng thường rụt tay lại và cuộn người

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác