Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

I. Tốc độ

1. Tốc độ trung bình

Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường ấy.

Công thức: vtb=st

Trong đó:

s: quãng đường đã đi

t: khoảng thời gian đi

vtb: tốc độ trung bình

2. Đơn vị đo tốc độ

Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s.

Ngoài ra còn có các đơn vị khác như: km/h; km/s, … .

II. Quãng đường và độ dịch chuyển

- Quãng đường là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật, là đại lượng vô hướng.

- Khoảng cách mà vật di chuyển được theo một hướng xác định là độ dịch chuyển.

- Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ, khi xác định độ dịch chuyển phải xác định cả độ lớn và hướng của nó.

Ví dụ: bạn A xuất phát từ 46 Khâm Thiên đến trường THPT Kim Liên.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc (ảnh 1)

                                          Quãng đường là đường màu xanh

                                          Độ dịch chuyển là đường màu vàng

III. Vận tốc

- Vận tốc là đại lượng vectơ có biểu thức: v=ΔdΔt

Trong đó:

+ Δd là độ dịch chuyển

+ Δt là khoảng thời gian dịch chuyển

- Vận tốc cho biết tốc độ và hướng vật chuyển động. Vận tốc có thể được coi là tốc độ của nó theo một hướng cụ thể.

- Giá trị của vận tốc: v=ΔdΔt có thể được gọi là vận tốc trung bình.

- Xét trong khoảng thời gian rất ngắn, vận tốc được gọi là vận tốc tức thời.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc (ảnh 2)

                                   Tốc kế trên xe oto cho biết vận tốc tức thời.

IV. Một số phương pháp đo tốc độ

1. Phương pháp đo tốc độ

Đo thời gian vật đi giữa hai vị trí xác định và khoảng cách (hay quãng đường) giữa chúng.

Trong một số trường hợp không đo trực tiếp được quãng đường bằng dụng cụ đo độ dài mà phải qua các bước trung gian.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc (ảnh 3)

                                   Dùng thước đo độ dài quãng đường

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc (ảnh 4)

                                   Dùng đồng hồ để đo thời gian di chuyển

2. Đo tốc độ trong phòng thực hành

- Đo tốc độ của xe với một cổng quang điện: mục đích đo thời gian xe đi qua cổng quang điện từ đó tính được tốc độ của xe, với quãng đường chính là độ dài của tấm chắn sáng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc (ảnh 5)

- Đo tốc độ của xe dùng xe kĩ thuật số: mục đích đo độ dịch chuyển của xe thông qua tốc độ quay của trục bánh xe trong những khoảng thời gian bằng nhau.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc (ảnh 6)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác