Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

I. Thế năng và động năng

1. Thế năng

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 1)

Trong trường trọng lực đều, thế năng của vật có khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất được xác định bằng công thức: Wt = mgh.

Trong đó:

+ m là khối lượng của vật trong trường trọng lực (kg)

+ g là gia tốc trọng trường (m/s2)

+ h là độ cao của vật so với mốc tính thế năng (m)

+ Wtnăng lượng nên được đo bằng jun (J).

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 2)

                                 Nước ở hồ chứa có năng lượng dự trữ là thế năng

2. Động năng

Động năng của một vật có khối lượng m chuyển động với tốc độ v được xác định bằng công thức:

                                                            Wd=12mv2

Trong đó:

+ m là khối lượng của vật đang chuyển động (kg)

+ v là vận tốc của vật chuyển động (m/s)

+ Wđnăng lượng nên được đo bằng jun (J).

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 3)

                                            Vận động viên đang chạy có động năng

II. Cơ năng

1. Sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật

Động năng của vật có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 4)

Trong trò chơi tàu lượn siêu tốc: thế năng và động năng chuyển hóa cho nhau.

Tại đỉnh thứ nhất, năng lượng của tàu tồn tại dưới dạng thế năng cực đại, sau khi tàu di chuyển dần xuống chân dốc thì thế năng chuyển hóa dần thành động năng.

Sau đó tàu di chuyển lên đỉnh thứ hai, tức là động năng đã chuyển hóa dần thành thế năng. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển, một phần năng lượng chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm thanh dẫn đến tàu không thể di chuyển lên đỉnh sau có độ cao bằng đỉnh trước đó.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 5)

                 Trò chơi xích đu mà một ví dụ về sự chuyển hóa động năng – thế năng

2. Định luật bảo toàn cơ năng

- Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng W của một vật bằng tổng thế năng Wt và động năng Wđ của nó

                                                            W = Wt + Wđ

- Trong các trường hợp mà ma sát rất nhỏ, có thể bỏ qua sự hao phí năng lượng, động năng giảm bao nhiêu thì thế năng tăng bấy nhiêu và ngược lại. Nói cách khác, tổng động năng và thế năng là không đổi. Đó là định luật bảo toàn cơ năng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 6)

                              Hệ con lắc đơn mô phỏng định luật bảo toàn cơ năng

III. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Hiệu suất

1. Sự chuyển hóa năng lượng

Năng lượng có thể được dự trữ và chuyển từ dạng này sang dạng khác (chuyển hóa năng lượng), từ vật này sang vật khác (truyền năng lượng) khi có lực tác dụng hoặc các tác động vật lí khác.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 7)

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 8)

2. Hiệu suất

Hiệu suất H mô tả tỉ lệ (có thể tính theo phần trăm) giữa năng lượng có ích được tạo ra Wcó ích và tổng năng lượng cung cấp Wcung cấp:

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 9)

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 10)

3. Minh họa định luật bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi; năng lượng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Nói cách khác, năng lượng được bảo toàn.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ảnh 11)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác