Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 4: Chuyển động biến đổi sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

I. Công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động thẳng với gia tốc không đổi được gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều.

1. Công thức tính vận tốc

Đồ thị vận tốc – thời gian biểu diễn chuyển động của một vật với vận tốc tăng dần đều từ vo đến v trong thời gian t.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi (ảnh 1)

Độ dốc của đường thẳng có giá trị bằng gia tốc: a=vvot hay v=vo+at

2. Công thức tính độ dịch chuyển

Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động với vận tốc tăng dần đều.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi (ảnh 2)

Vận tốc trung bình = vo+v2

Độ dịch chuyển = vận tốc trung bình × thời gian

Công thức độ dịch chuyển: d=vo+v2.t

3. Công thức tính quãng đường

Trong chuyển động thẳng theo một chiều xác định, độ dịch chuyển chính là quãng đường

s=vot+12at2

Trong đó:

+ v0 là vận tốc của vật tại thời điểm khảo sát.

+ a là gia tốc của vật.

+ t là thời gian vật chuyển động từ lúc bắt đầu khảo sát.

+ s là quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t.

4. Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và gia tốc

Công thức: v2vo2=2as

Trong đó:

+ v0 là vận tốc của vật tại thời điểm khảo sát.

+ a là gia tốc của vật.

+ s là quãng đường vật đi được khi đạt vận tốc v.

II. Đo gia tốc rơi tự do

1. Gia tốc rơi tự do

Sự rơi của các vật khi chỉ chịu tác dụng của trọng lực được gọi là sự rơi tự do.

Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất có:

- giá trị tùy thuộc vào vị trí mà vật rơi (thường lấy 9,81 m/s2)

- có phương thẳng đứng

- có chiều hướng từ trên xuống dưới

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi (ảnh 3)

2. Đo gia tốc rơi tự do

Giới thiệu bộ dụng cụ đo gia tốc rơi tự do

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi (ảnh 4)

Bộ dụng cụ gồm:

(1) Nam châm điện

(2) Viên bi thép

(3) Cổng quang điện

(4) Công tắc điều khiển

(5) Đồng hồ đo thời gian

(6) Giá

Bộ dụng cụ đo thời gian viên bi thép bắt đầu rơi cho đến khi đi qua cổng quang điện.

Đo khoảng cách từ vị trí viên bi thép bắt đầu rơi đến cổng quang điện (lặp lại với các khoảng cách khác nhau).

Xác định gia tốc rơi tự do bằng công thức: g=2st2 (s là quãng đường vật đi được trong đơn vị thời gian t).

III. Chuyển động của vật bị ném

1. Vận tốc ban đầu theo phương ngang

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi (ảnh 5)

- Một vật được bắn theo phương ngang với vận tốc ban đầu xác định, thì chuyển động của vật theo phương ngang và theo phương thẳng đứng độc lập với nhau. Vật rơi theo phương thẳng đứng với gia tốc g, đồng thời chuyển động sang ngang với vận tốc không đổi.

- Thời gian vật rơi theo phương ngang bằng thời gian quả bóng rơi theo phương thẳng đứng.

- Thời gian vật chạm đất: t=2sg

Trong đó:

+ s là độ cao của vật (m)

+ g là gia tốc rơi tự do (m/s2)

- Khoảng cách vật đi được theo phương nằm ngang: s = v. t

Trong đó:

+ t là thời gian vật rơi (s)

+ v là vận tốc ban đầu của vật (m/s)

2. Vận tốc ban đầu tạo góc xác định với phương ngang

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi (ảnh 6)

Độ cao và tầm xa của vật bị ném phụ thuộc vào góc giữa vận tốc ban đầu và phương nằm ngang.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác