Dàn ý câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp (hay, ngắn gọn)



Dàn ý câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp

Dàn ý câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp - mẫu 1

1, Mở bài:

   - Giới thiệu câu tục ngữ: là một câu tục ngữ nói về giá trị giữa hình thức với nội hàm, phẩm chất.

   - Đánh giá chung: câu tục ngữ chứa nhiều triết lí, có tính vận dụng từ xưa tới nay.

2, Thân bài:

a, Giải thích nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ

   - Cái nết: chỉ tính cách, phẩm chất đạo đức, lí tưởng tinh thần của con người.

   - Cái đẹp: vẻ bề ngoài của con người.

   - Đánh chết: một cách nói mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định; chỉ sự hơn hẳn, vượt trội của một phía.

⇒ Ý nghĩa câu tục ngữ: Phẩm chất, bản tính, tâm hồn bên trong con người có giá trị hơn hẳn hình thức bên ngoài.

   + So sánh với một số câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b, Phân tích câu tục ngữ trong việc áp dụng vào cuộc sống

   - Khẳng định câu tục ngữ có nội dung ý nghĩa đúng đắn:

   + Trong đánh giá con người: nhận xét con người không được chỉ qua vẻ bề ngoài; phải đề cao, trân trọng nhân phẩm, tâm hồn con người.

   + Đưa dẫn chứng chứng minh qua hình tượng Trương Chi tuy xấu nhưng có tài, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi của Việt Nam, tể tướng Lưu Gù của Trung Quốc,...

⇒ con người có vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ đáng được tuyên dương hơn là con người chỉ có vẻ ngoài hào nhoáng, xinh đẹp mà ngu dốt, lòng dạ xấu xa.

   + Trong việc hoàn thiện bản thân con người: con người cần trau dồi kiến thức, tu tâm dưỡng tính.

   - Việc áp dụng câu tục ngữ vào cuộc sống:

   + Áp dụng linh hoạt: tuy nhiên không đánh đồng câu tục ngữ, cho rằng không cần chỉn chu vẻ ngoài, chỉ cần tu dưỡng đạo đức, trí tuệ.

   + Thực chất, một người có tâm hồn, trí tuệ sẽ thể hiện ra ngoài là người lịch sự, gọn gàng, dễ mến.

   + Hình thức cũng phản ánh tính cách con người: gọn gàng hay cẩu thả, tinh tế hay không.

⇒ Câu tục ngữ áp dụng vào cuộc sống hiện đại cần linh hoạt; con người cần hoàn thiện, trân trọng cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn hình thức.

3, Kết bài:

   - Khẳng định lại tính đúng sai của vấn đề: câu tục ngữ là đúng đắn nhưng cần nhìn nhận và áp dụng một cách khách quan, toàn diện.

   - Đưa ra bài học: bản thân nhận thấy cần tu dưỡng cả về phẩm chất đạo đức, trí tuệ tâm hồn lẫn chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vẻ ngoài chỉn chu.

Dàn ý câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp - mẫu 2

1. Mở Bài

- Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp".

2 Thân Bài

* Khái niệm:

- "Cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi.

- "Cái đẹp" là trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

* Mối quan hệ và ý nghĩa câu tục ngữ:

- Nhằm khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người.

- Ngược lại, nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp.

- Khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài.

- Người có vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng tâm hồn xấu xa, không có đạo đức sẽ không được tôn trọng, nhưng người có một tâm hồn đẹp nhưng vẻ ngoài không bắt mắt thì vẫn sẽ được mọi người quý trọng và yêu quý hơn cả.

* Quan niệm hiện đại:

- "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy.

* Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp hình thức ở lứa tuổi học sinh:

- Biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

- Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng.

3. Kết Bài

- "Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người.

- Trên tất cả thì cuối cùng, nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên, cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học