Sơ đồ tư duy Văn 8 dễ nhớ, ngắn gọn
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8 Học kì 1, Học kì 2, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, .... Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 này sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của các văn bản, tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
- Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học
- Sơ đồ tư duy bài Trong lòng mẹ
- Sơ đồ tư duy bài Tức nước vỡ bờ
- Sơ đồ tư duy bài Lão Hạc
- Sơ đồ tư duy bài Cô bé bán diêm
- Sơ đồ tư duy bài Đánh nhau với cối xay gió
- Sơ đồ tư duy bài Chiếc lá cuối cùng
- Sơ đồ tư duy bài Hai cây phong
- Sơ đồ tư duy bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
- Sơ đồ tư duy bài Ôn dịch thuốc lá
- Sơ đồ tư duy bài Bài toán dân số
- Sơ đồ tư duy bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Sơ đồ tư duy bài Đập đá ở Côn Lôn
- Sơ đồ tư duy bài Muốn làm thằng Cuội
- Sơ đồ tư duy bài Hai chữ nước nhà
- Sơ đồ tư duy bài thơ Nhớ rừng
- Sơ đồ tư duy bài thơ Ông đồ
- Sơ đồ tư duy bài thơ Quê hương
- Sơ đồ tư duy bài thơ Khi con tu hú
- Sơ đồ tư duy bài thơ Tức cảnh Pác bó
- Sơ đồ tư duy bài thơ Ngắm Trăng
- Sơ đồ tư duy bài thơ Đi đường
- Sơ đồ tư duy bài Chiếu dời đô
- Sơ đồ tư duy bài Hịch tướng sĩ
- Sơ đồ tư duy bài Nước Đại Việt ta
- Sơ đồ tư duy bài Bàn luận về phép học
- Sơ đồ tư duy bài Thuế máu
- Sơ đồ tư duy bài Đi bộ ngao du
- Sơ đồ tư duy bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học
Đọc hiểu bài Tôi đi học
I. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
1. Thể loại
Truyện ngắn.
2. Xuất xứ
- Truyện ngắn “Tôi đi học” được in trong tập “Quê mẹ” được xuất bản vào năm 1941, kể lại một cách tinh tế và sâu lắng những xúc cảm của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.
3. Tóm tắt
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên được mẹ dắt tay đến trường. Đó là vào một buổi sáng mùa thu, tiết trời se lạnh và lá cây rụng khá nhiều. Con đường tôi đi thường ngày bỗng trở thành con đường mà tôi đi học. Tôi cảm thấy vô cùng lạ lẫm, trước sự hồi hộp và lo lắng cho khoảnh khắc khai trường, tôi còn có suy nghĩ rằng chỉ những ai thành thạo mới cầm nổi bút thước. Ấy thế mà mẹ đã giúp tôi vào lớp, dù tôi có òa khóc lên. Rồi tôi được ngồi vào bàn với bạn bè mới, tôi bắt đầu viết những dòng chữ đầu tiên.
4. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu… “trên ngọn núi”): Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
- Phần 2 (Tiếp… “tôi cũng lấy làm lạ”): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.
- Phần 3 (Phần còn lại): Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp.
5. Giá trị nội dung
- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
6. Giá trị nghệ thuật
- Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi”
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
III. Dàn ý tác phẩm
1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường, cảnh thiên nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi nhớ lại
- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,…
⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên
Cảm nhận về nội dung: Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường.
* Tâm trạng nhân vật tôi trên con đường tới trường
- Thiên nhiên:
+ Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật “tôi” nhớ lại là thời điểm cuối thu, cây cối đang mùa thay lá.
+ Những chiếc lá khô xào xạc trên đường tưởng như vô tri vô giác ấy đã trở thành những màu sắc thông điệp, thanh âm riêng hối gọi lòng người nhớ về ngày khai trường đầu tiên.
- Con người: Mấy em nhỏ rụt rè trong lần đầu tiên tới trường.
- Tâm trạng nhân vật:
+ Nhớ về những kỉ niệm mơn man thuở bé của mình.
+ Vui sướng, háo hức như buổi khai giảng của chính mình.
- Những kỉ niệm của nhân vật tôi:
+ Tác giả nhớ rất rõ từng chi tiết trong khung cảnh trên con đường đến trường, sương thu và gió lạnh với con đường dài và hẹp dường như trở nên khác lạ trong đôi mắt trẻ thơ bởi một điều vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”.
+ Những suy nghĩ, hành động, từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến những hành trang mang theo đều cho thấy sự thay đổi, khôn lớn trong cậu bé nhưng đâu đó vẫn còn nét hồn nhiên, ngây thơ của một đứa trẻ lên 5.
* Tâm trạng nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường
- Cảm nhận của cậu học trò về ngôi trường đã có sự thay đổi rõ rệt, cậu vừa ngỡ ngàng, vừa cảm thấy nhỏ bé, lo sợ trước một ngôi trường đầy uy nghi, trang trọng trước mắt.
- Cả cậu bé và những người bạn xung quanh đều “như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
- Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời.
- Sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.
* Tâm trạng nhân vật khi vào lớp và học bài học đầu tiên
- Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa.
- Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau.
⇒ Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự hồn nhiên, ngây thơ mà còn bởi nó khiến mỗi chúng ta nhớ về tuổi thơ của chính bản thân mình.
2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi.
a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường
- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.
- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.
- Bỡ ngỡ, lúng túng.
⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên.
b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học
- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ.
- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình.
- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc.
⇒ Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp.
c. Khi ngồi trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên …
+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế, … ⇒ thấy quyến luyến.
⇒ Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
3. Hình ảnh những người lớn.
- Ông đốc: hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo rất hiểu tâm lý trẻ, hiền từ, bao dung …
- Thầy giáo trẻ vui vẻ, giàu lòng yêu thương.
⇒ Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời yạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.
⇒ Truyện kết thúc tự nhiên, khép lại bài văn nhưng mở ra một bầu trời mới, một khoảng không gian mới, tình cảm mới.
Sơ đồ tư duy Trong lòng mẹ
Sơ đồ tư duy bài thơ Nhớ rừng
Sơ đồ tư duy bài thơ Ông đồ
Sơ đồ tư duy bài thơ Quê hương
Sơ đồ tư duy bài thơ Khi con tu hú
....................................
....................................
....................................
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:
- Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
- Mục lục Văn biểu cảm
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn nghị luận
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều