Sơ đồ tư duy Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 (dễ nhớ, ngắn gọn)

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8, chúng tôi biên soạn bài viết sơ đồ tư duy bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, .... Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.

Sơ đồ tư duy Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

I. Tác giả:

- Theo tài liệu của Sở Khoa học- Công nghệ Hà Nội.

II. Tác phẩm

1. Thể loại: 

Văn bản nhật dụng. 

2. Xuất xứ.

Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát ra ngày 22/4/2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất.

3. Bố cục: 3 phần.

- Phần 1 (Từ đầu … chủ đề “một ngày không sử dụng bao bì ni lông”): Giới thiệu về Ngày Trái Đất.

- Phần 2 (Tiếp … “nghiêm trọng đối với môi trường”): Tác hại và giải pháp hạn chế, khắc phục sử dụng bao bì ni lông.

- Phần 3 (Còn lại): Lời kêu gọi hành động bảo vệ trái đất.

4. Tóm tắt

Hàng triệu năm nay, con người xuất hiện hưởng lợi rất nhiều từ thiên nhiên nhưng lại không ý thức được rằng mình đang phá hủy thiên nhiên từ chính những phế thải hàng ngày. Văn bản là lời kêu gọi thế giới hưởng ứng thông điệp bảo vệ Trái Đất “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

5. Giá trị nội dung:

- Văn bản đã thuyết minh, phân tích đầy sức thuyết phục về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông và đề ra những giải pháp, hành động có thể cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái đất.

6. Gía trị nghệ thuật

- Lập luận hợp lí, rõ ràng, logic, lời kêu gọi mang tính nhấn mạnh tác động sâu vào nhận thức cũng như hành động của mỗi người.

- Sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích dùng số liệu cụ thể.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm

1. Thông báo về sự ra đời của Ngày Trái Đất năm 2000

- Một số sự kiện được thông báo:

   + Ngày 22- 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất.

   + Có 141 nước tham gia.

   + Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì nilông.

⇒ Thông qua những con số, ngày tháng cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể ⇒ lời thông báo trực tiếp ngắn gọn dễ hiểu dễ nhớ.

⇒ Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất.

2. Tác hại của bao bì ni lông và một số giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông

a. Những tác hại của bao bì ni lông:

- Với môi trường: Gây hại cho môi trường vì đặc tính không phân huỷ của nó, chúng có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm.

   + Lẫn vào đất dẫn đến cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật, cỏ dẫn đến xói mòn.

   + Vứt xuống cống làm tắc đường dẫn nước thải, lây truyền dịch bệnh.

   + Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.

- Với con người:

   + Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi...

   + Khí độc thải ra gây ngộ độc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...

⇒ Liệt kê, phân tích trên cơ sở thực tế và khoa học ⇒ Dùng bao bì ni lông bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.

b. Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ni lông:

- Khẳng định các biện pháp như: chôn lấp, đốt, tái chế đều không triệt để.

- Giải pháp:

   + Thay đổi thói quen sử dựng, giặt bao bì ni lông để dùng lại.

   + Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.

   + Sử dụng các túi đựng bằng giấy, bằng lá, nhất là khi đựng thực phẩm.

   + Tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của bao bì ni lông ⇒ hạn chế tối đa việc dùng bao bì ni lông.

⇒ Các giải pháp đưa ra hợp lí, có tính khả thi cao.

3. Lời kêu gọi về việc bảo vệ môi trường.

- Mọi người hãy quan tâm đến trái đất hơn.

- Hãy bảo vệ trái đât trước nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Hãy cùng nhau hành động một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

⇒ Lời kêu gọi giản dị nhưng khẩn thiết với mỗi chúng ta.

IV. Bài phân tích.

     Trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại vốn là một môi trường xanh nhưng đang ngày càng bị nhiều hiểm họa đe dọa. Một trong những hiểm họa khôn lường ấy lại do chính con người gây ra. Năm 1970, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ đã chọn ngày 22 tháng 4 hằng năm là Ngày Trái Đất. Thông tin về Ngày Trái Đất là văn bản được soạn thảo dựa trên nội dung bức thông điệp của 13 cơ quan và tổ chức phi chính phủ phát đi vào ngày 22 tháng 4 năm 2000, nhân dịp lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất.

     Từ hàng triệu năm nay, loài người đã xuất hiện trên Trái Đất. Chúng ta được đất nuôi dưỡng, được hít thở bầu không khí trong lành,... Có thể nói, con người đã được hưởng lợi rất nhiều từ thiên nhiên, môi trường. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng: rất nhiều những vật dụng phế thải của chúng ta đang dần dần huỷ hoại tự nhiên, đầu độc và làm ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta.

     Hãy hảo vệ ngôi nhà chung, bảo vệ Trái Đất thân yêu - lời kêu gọi đó đã được cả thế giới hưởng ứng, và ngày 22 tháng 4 hàng năm đã trở thành Ngày Trái Đất. Văn bản này được soạn thảo nhân dịp Việt Nam tham gia chương trình nói trên. Thông tin về ngày Trái Đất đã được thu hẹp, thể hiện tập trung trong chủ đề: "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông".

     Văn bản này gồm ba phần: trình bày nguyên nhân ra đời của thông điệp Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000; phân tích tác hại và đưa ra những giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông; và kết lại bằng lời kêu gọi mọi người hãy quan tâm hành động vì môi trường bằng việc làm cụ thể: "Một ngày không dùng bao bì ni lông".

     Trọng tâm thông điệp của văn bản này là phần thứ hai. Ở phần này, các nguyên nhân khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến môi trường được đưa ra phân tích, làm cơ sở đề xuất những giải pháp khả thi. Nguyên nhân chính khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến môi trường là "tính không phân huỷ của plaxtíc". Xung quanh đặc tính của loại rác thải này là hàng loạt các khả năng nguy hại đến môi trường mà văn bản đã chỉ ra. Thêm nữa, trực tiếp hoặc gián tiếp ni lông có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người (nguyên nhân của những căn bệnh hiểm nghèo: ngộ độc, ung thư, dị tật bẩm sinh...). Như vậy, vấn đề "chúng ta cần phải làm” để giảm thiểu các khả năng nguy hại do sử dụng bao bì ni lông trở nên bức thiết. Bốn giải pháp mà văn bản đưa ra đã căn cứ trên tình hình thực tế, từ bản chất khoa học của vấn đề vừa thuyết minh, nên tỏ ra thuyết phục và có tính khả thi cao. Từ "vì vậy" có vai trò rất quan trọng trong lập luận của toàn văn bản, góp phần đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các đoạn. Những giải pháp cụ thể ở đây (tuy chưa giải quyết được tận gốc song đó là vấn đề nan giải đối với cả thế giới chứ không chỉ riêng chúng ta) nhằm hạn chế việc dùng bao bì ni lông. Tính khả thi của các giải pháp này là điều kiện để văn bản đưa ra lời kêu gọi ở phần thứ ba.

       Vậy, để sửa chữa những sai lầm trên, chúng ta phải làm gì? Tác giả bản thông điệp viết rành mạch, rõ ràng: "Vì vậy chúng ta cần phải…". Từ chuyển tiếp "vì vậy" như một cầu nối chặt chẽ dẫn dắt suy nghĩ của người đọc một cách tự nhiên. Hiểu thấu những tác hại của việc vứt và sử dụng bao bì ni lông tuỳ tiện, chúng ta dễ dàng đồng tình với những biện pháp mà tác giả nêu ra. Văn bản nêu ra bốn điều, trong đó có ba điều mỗi người phải làm và một điều cần tuyên truyền, vận động mọi người cùng làm theo, nói gọn là: Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông…; không dùng ni lông nếu thấy không cần thiết; thay túi ni lông bằng các vật liệu khác…Minh làm thật tốt, c hưa đủ, mà cần vận động mọi người cùng làm theo. So với phần nêu nguyên nhân và tác hại của việc dùng bao bì ni lông, phần công việc phái làm ít ngôn từ, câu chữ hơn song nội dung của nó thật sáng tỏ, rành mạch, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Phải chăng đó chính là một nét đặc điểm của loại văn bán thuyết minh. Tác giá vừa thuyết minh – "nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc…", vừa hướng dẫn chúng ta những việc làm cụ thể. Cuối cùng, ba câu vãn ở đoạn kết với giọng điệu mạnh mẽ, vang ngân, kêu gọi, động viên khích lệ thiết thực ("Mọi người hãy cùng nhau…, Hãy bảo vệ…, Hãy cùng nhau…"), người viết không nhắc lại chú dề một cách giản đơn mà nâng ý nghĩa của chủ dể ấy lên một tầm cao hơn. "Hãy quan tâm tới trái đất, hãy bảo vệ trái đất…". Sau hai lần nhắc tới trái đất với lời kêu gọi cần được bảo vệ, kết thúc văn bản là câu văn then chốt: "Một ngày không dùng bao bì ni lông" khiến cho ý nghĩa của công việc "không dùng bao bì ni lông" – một việc đơn giản, bình thường trở nên trang trọng.

      Tóm lại, lời kêu gọi "Một ngày không dùng bao bì ni lông" đã được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Điều đó, cùng với một bố cục chặt chẽ, lô gích, sự giải thích giản dị, sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những điều có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.

     Nội dung kêu gọi giản dị, không "đao to búa lớn" nhưng thiết thực, và vì thế, có hiệu quả tác động rõ rệt. Hành động kêu gọi "Một ngày không dùng bao bì ni lông" sẽ khiến mọi người nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ sự trong sạch của môi trường. Làm điều đó cũng vì chính cuộc sống của chúng ta.

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 8 hay, chi tiết khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học