5+ Nghị luận về cho đi là mãi mãi (điểm cao)
Đề bài: Nghị luận về câu nói cho đi là mãi mãi.
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 1)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 2)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 3)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 4)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 5)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 6)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 7)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 8)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (mẫu 9)
- Nghị luận về cho đi là mãi mãi (các mẫu khác)
Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).
Tận hưởng các giá trị của cuộc sống là hành động của bản năng còn cống hiến sức mình cho xã hội lại được thực hành bởi ý chí. Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để giúp người khác vượt qua khó khăn thử thách là một hành vi cao quý. Người biết cho đi, biết giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi luôn được người khác kính trọng, yêu thương và đền đáp. Người không biết cho đi thứ gì thường sống ích kỉ, ỷ lại vào người khác, sẽ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là còn mãi bởi những gì mình đã cho đi sẽ được sinh sôi nảy nở qua sức lao động của người khác, một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với mình. Khi cho đi, cũng đừng mong cầu người khác đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức khác, một giá trị khác. Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả; giàu mà không dám cho là thiếu đến tận cùng. Những ngọn núi cao mãi lên bởi nó không từ chối nhận về những hạt bụi, những dòng sông chảy mãi bởi nó biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong cuộc đời mình để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống, để làm việc thành công, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và để sống hạnh phúc.
Một nhận định tựa như một chân lí xác đáng "Cho đi...là còn mãi". Đó là một bài học quý báu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn đối với cả xã hội. Bởi lẽ trong xã hội này còn tồn tại rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Tưởng như khi cho đi, người cho sẽ bị mất mát, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng, để yêu thương được lan tỏa và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng chẳng mong nhận được những thứ vật chất cao sang, tiền bạc mà là sự nồng ấm của tình người. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi. Chẳng gì có thể ngăn được những hành động xuất phát từ đáy lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vây hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.
Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác? Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này. Cuộc sống luôn công bằng. Ai biết cho đi sẽ được nhận lại. Ngược lại, những ai chỉ biết nhận mà không bao giờ cho sẽ không bao giờ có được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này.
Mỗi cá nhân trên hành trình cuộc đời đều đem theo những kế hoạch riêng, những ước mơ và cả những lo âu riêng tư. Tuy nhiên, cuộc sống không bao giờ chỉ nên xoay quanh bản thân mình, bởi triết lý "Cho đi là còn mãi" đã cho chúng ta thấu hiểu rằng việc tạo ra sự quan tâm và lắng nghe đối với người khác cũng là một phần quan trọng của sự sống.
"Cho" và "nhận" có vẻ như là hai khái niệm đơn giản, nhưng thực tế, đây là một sự cân bằng không dễ dàng mà không phải ai cũng có thể đạt được. Chúng ta có thể đã nghe câu nói "cho đi là hạnh phúc," nhưng thực hiện điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hạnh phúc thực sự đến với chúng ta khi chúng ta không hám lợi, không nghĩ về lợi ích cá nhân của mình. "Cho" không chỉ đơn giản là việc chúng ta có đủ tài nguyên vật chất để giúp đỡ người khác, mà nó còn có thể là một lời động viên, một lời chia sẻ tinh thần, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười để đem lại sức mạnh, niềm tin, và lòng kiên nhẫn cho người khác. Lúc đó, chúng ta sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc to lớn từ việc tạo ra những hành động đẹp đẽ này, hạnh phúc thực sự đến từ tận đáy lòng.
Cuộc sống này đẹp đẽ vì những điều bất ngờ, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tình thương. Cuộc sống không chỉ là việc nhận, mà còn là việc biết cho đi. Khi ta tự nguyện cho đi, ta sẽ nhận lại nhiều hơn ta mong đợi. Hãy thử cho đi một phần của mình, để biến niềm hạnh phúc của người khác trở thành niềm hạnh phúc của ta.
Con người không hoàn hảo, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải sống đúng với giá trị bản thân, để không phải đối mặt với sự trái ngược của lương tâm. Ý nghĩa thực sự của cuộc sống nằm trong những giá trị đơn giản xung quanh ta, như tình yêu từ cha mẹ, tình bạn thân thiết, niềm vui và hạnh phúc khi vượt qua khó khăn, cũng như niềm tin vào tương lai. Điều quan trọng nhất là những gì nuôi dưỡng tâm hồn và xây dựng cuộc sống của ta, đó là tinh thần "cho" và "nhận".
Làm thế nào để cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn? Đây là một câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta đều từng đặt ra cho bản thân. Có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau về câu hỏi này, nhưng đối với tôi cá nhân, ý nghĩa thực sự của cuộc sống nằm trong việc sống với tinh thần cho đi, theo triết lý: "Cho đi là còn mãi".
"Cho đi" ở đây không chỉ đơn giản là việc yêu thương và giúp đỡ người khác, mà còn bao gồm sự sẵn sàng chia sẻ tình cảm, lòng nhân ái và sẵn sàng hy sinh cho lợi ích của người khác để làm cho xã hội trở nên tốt hơn. Trong khi đó, "nhận" đem lại cho chúng ta sự thoải mái, sự yên bình trong tâm hồn khi chúng ta thấy mình đã làm điều tốt và được người khác biết ơn, yêu thương và tôn trọng. "Cho" và "nhận" không phải là hai khái niệm đối lập mà chúng đan xen vào nhau, trở thành những bài học quý báu cho con người và khuyên chúng ta biết yêu thương và chia sẻ với người khác.
Những người sống với tinh thần "cho đi" là những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, không phân biệt người có hoàn cảnh khó khăn hay không. Họ thường tuyên truyền và kêu gọi mọi người cùng tham gia vào việc giúp đỡ những người gặp khó khăn hơn mình. Đồng thời, họ đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu, mong muốn xã hội trở nên tốt hơn và cuộc sống của những người bất hạnh trở nên tươi đẹp hơn.
Việc "cho đi" đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống của con người. Khi chúng ta cho đi, chúng ta sẽ nhận lại một cách xứng đáng: sự thỏa mãn khi thấy người khác cải thiện, sự tôn trọng và yêu thương từ mọi người xung quanh, cũng như sự sẵn sàng giúp đỡ chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn tồn tại những người ích kỷ, những người không chia sẻ, lạnh lùng và vô cảm trước nỗi đau của người khác, và xã hội cần phải lên án những hành vi như vậy.
Mỗi người có cuộc sống riêng của mình, nhưng chúng ta đều tồn tại trong một xã hội chung. Hãy biết chia sẻ và yêu thương người khác, để cuộc đời này trở nên đáng sống và ý nghĩa hơn
Khi con người cùng tồn tại trong xã hội mà thiếu đi tình cảm, thì xã hội trở nên lạnh lùng, tàn ác. Để xây dựng một môi trường tương tác tích cực giữa con người và thúc đẩy sự phát triển văn minh của xã hội, chúng ta cần hành động theo triết lý "Cho đi là còn mãi". Trong trường hợp này, "cho đi" không chỉ là việc chia sẻ tình cảm và lòng nhân ái, mà còn là sự sẵn sàng đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng, vì lợi ích của người khác, để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tràn đầy tình yêu và sẵn sàng hỗ trợ mọi người.
Hành động "cho đi" không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức, mà còn tạo ra những giá trị vô cùng quý báu cho bản thân chúng ta và xây dựng những mối quan hệ đáng trân trọng. Chúng ta nên luôn khuyến khích và thực hiện việc yêu thương và chia sẻ những điều nhỏ nhặt với những người xung quanh, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn hơn chúng ta. Bằng cách này, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc và sảng khoái hơn, và chúng ta có thể đo đạc cuộc đời dựa trên sự cống hiến, chứ không phải chỉ bằng thời gian.
Hạnh phúc cuối cùng mà chúng ta nhận được là sự yêu thương và khả năng tha thứ. Hành động "cho đi" đồng nghĩa với việc cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội, và đáp lại chúng ta nhận được niềm hạnh phúc, tình yêu thương và động lực để cống hiến thêm nhiều hơn nữa cho một cuộc sống văn minh hơn.
Sẵn sàng "cho đi" đồng nghĩa với việc chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không đặt điều kiện, bất kể mức độ quen biết hay không. Tình yêu thương và sự chia sẻ giúp kết nối con người lại gần nhau hơn, tạo ra một khối lực đoàn kết dân tộc mạnh mẽ hơn và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những người ích kỷ, lạnh lùng, không cảm thông trước nỗi đau của người khác và chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Cũng có những người giúp đỡ người khác với mục đích cá nhân không tốt. Chúng ta cần phê phán những hành vi này và thay đổi cách sống để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
"Cho đi là còn mãi" mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc và là thông điệp vô cùng cần thiết trong thời đại xã hội hiện đại. Hãy sống với nhau bằng tình yêu thương chân thành nhất, để chúng ta có thể xây dựng một xã hội ấm áp, đầy yêu thương và tương tác tích cực.
Để trở thành người tốt và đẹp hơn, chúng ta cần phải phát triển và rèn luyện nhiều phẩm chất khác nhau. Một trong những phẩm chất quan trọng đó là khả năng cho đi và yêu thương đồng loại, bởi vì chúng ta tin rằng "Cho đi là còn mãi."
Cho đi không chỉ đơn giản là việc trao đi vật chất, mà còn là việc chia sẻ tình cảm và tấm lòng. Khi ta cho đi, ta thể hiện tình yêu thương bằng cách giúp đỡ những người gặp khó khăn hơn mình, trao đi tình cảm và sẵn sàng đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu để làm cho xã hội trở nên tốt hơn.
Những gì ta nhận lại từ việc cho đi không chỉ là sự thoải mái và thanh thản trong tâm hồn, mà còn là sự biết ơn và tình yêu thương từ những người mà ta đã giúp đỡ. Cho và nhận là hai khái niệm không đối lập, mà thực tế lại bổ sung cho nhau, tạo nên những bài học quý báu cho cuộc sống. Điều này nhắc nhở chúng ta biết yêu thương và chia sẻ với người khác.
Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và lạnh lẽo nếu mỗi người chỉ sống vì bản thân mình, không quan tâm đến tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết tách mình ra khỏi xã hội và bỏ qua nhu cầu của người khác, tâm hồn ta sẽ trở nên cằn cỗi và u ám.
Tình yêu thương, việc cho đi và nhận lại không chỉ gắn kết con người lại gần nhau hơn, mà còn làm cho sức mạnh của xã hội trở nên mạnh mẽ hơn. Khi chúng ta biết cho đi, chúng ta cũng sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: sự hài lòng và thoải mái khi thấy người khác trở nên tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, và sẵn sàng được giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỷ, nhỏ nhen, lạnh lùng, và vô cảm trước nỗi đau và khó khăn của người khác. Những người này, nếu không thay đổi, sẽ tự tách mình ra khỏi xã hội và trải qua sự thất bại. Mỗi người có quyền lựa chọn cách sống của mình, và chúng ta nên lựa chọn sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương và sẵn sàng cho đi để nhận về những giá trị tốt đẹp nhất từ cuộc sống.
Để trở thành con người tốt đẹp, chúng ta cần phải phát triển và rèn luyện nhiều phẩm chất khác nhau. Một trong những phẩm chất quan trọng đó là khả năng cho đi và yêu thương đồng loại, để từ đó chúng ta có thể thu hoạch những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Việc cho đi không chỉ đơn giản là hành động cụ thể, mà còn là sự yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Khi ta cho đi, ta chia sẻ tình cảm và tấm lòng của mình, sẵn sàng hỗ trợ những người gặp khó khăn hơn ta. Điều này giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người cùng chia sẻ và hỗ trợ nhau.
Những gì ta nhận lại từ việc cho đi không chỉ là sự thoải mái và thanh thản trong tâm hồn, mà còn là sự biết ơn và tình yêu thương từ những người mà ta đã giúp đỡ. Khái niệm "cho và nhận" không phải là đối lập, mà chúng hoàn hảo bổ sung cho nhau, mang đến những bài học quý báu trong cuộc sống. Điều này nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, chia sẻ với người khác, và tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn.
Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và lạnh lẽo nếu mọi người chỉ tập trung vào bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, không hiểu cảm xúc và khó khăn của họ. Nếu ta tự tách mình ra khỏi xã hội và chỉ quan tâm đến mình, tâm hồn ta sẽ trở nên trống rỗng và u ám.
Tình yêu thương và việc cho đi không chỉ kết nối con người lại với nhau mà còn làm cho khối lượng sức mạnh của xã hội tăng lên. Khi chúng ta cho đi, ta cũng nhận lại một cách xứng đáng, bằng sự hạnh phúc khi thấy người khác tốt đẹp hơn và được tôn trọng, cũng như sự sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn.
Tuy nhiên, vẫn còn những người ích kỷ, tự lợi, và vô cảm trước nỗi đau của người khác. Những người này, nếu không thay đổi, sẽ tách mình ra khỏi xã hội và trải qua sự thất bại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống của mình, và chúng ta nên lựa chọn sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, và sẵn sàng cho đi để nhận về những giá trị tốt đẹp nhất từ cuộc sống.
Dân tộc Việt nam từ xưa đến nay luôn có lòng nhân ái, điều đó thể hiện qua sự yêu thương và biết chia sẻ với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Yêu thương và chia sẻ là phẩm chất tốt đẹp tạo nên hạnh phúc cho mọi người xung quanh, là sự đồng cảm giữa những trái tim đồng điệu, giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần. Để làm những điều ý nghĩa đó, ngày nay, nhiều câu lạc bộ thiện nguyện hay những cơ quan, đoàn thể chung tay, kêu gọi các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp xây tặng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người nghèo,... Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình còn mở nhiều gameshow ý nghĩa: Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng, Tấm lòng nhân ái, Vượt lên chính mình, Điều ước thứ 7,... thông qua đó, lòng yêu thương được vun đắp.
Một khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm chân thành thì bạn sẽ nhận được chính tình yêu thương đó. Có thể bạn đang sống trong tình yêu thương của gia đình, của cha mẹ, người thân, bạn bè và nhận thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa, hạnh phúc dù có lúc bạn không nhận ra hay quý trọng đúng mức những tình cảm ấy, giống như không khí, chúng ta thở lúc nào cũng sẵn có nên đôi khi quên đi sự hiện hữu của nó. Bình thường, chúng ta không cảm nhận được hết chiều sâu của tình cảm thiêng liêng mà mọi người dành tặng cho. Khi gặp phải những thất bại hay bất hạnh trong cuộc sống, chúng ta mới thấu hiểu và trân trọng ý nghĩa của tình yêu thương - tình cảm ấm áp và sự chia sẻ có sức mạnh an ủi, nâng đỡ nhiệm màu đối với tâm hồn con người.
Sống yêu thương mọi người, bạn sẽ nhận được niềm vui từ chính cuộc sống của mình. Hãy để trái tim và ánh mắt rộng mở cho những cảm nhận yêu thương sưởi ấm tâm hồn - những cảm xúc từng có và đang sống lại trong bạn. Hơn tất cả mọi thứ trên đời, tình yêu thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý giá không thể thiếu trong cuộc sống con người, bởi yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi.
Trong cuộc sống này, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niềm hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác. “Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc chúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là chúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của một con người, để không phải hổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.
Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…” Trong cuộc sống luôn cần có những tấm lòng biết yêu thương và sẻ chia, phải biết cho đi thì mới có thể nhận lại được. Thê nhưng trong cuộc sống hiện đại, dường như con người càng trở nên khép mình, thờ ơ, thiếu quan tâm đến những người xung quanh hơn.
Cho và nhận – đó là một mối quan hệ nhân quả. Cho mang ý nghĩa của sự sẻ chia, giúp đỡ. Đó có thể là những việc nhỏ nhặt như dắt một bà cụ qua đường, bẻ chiếc bánh mì làm đôi cho người bạn nghèo cùng lớp, … Nhận là những gì ta được đền đáp lại. Từ xưa, khi còn thuở ấu thơ, ta vẫn thường được nghe các mẹ, các bà kể câu chuyện về những cô Tấm, nàng Lọ Lem hiền lành được ông Bụt, bà Tiên giúp đỡ khi gặp họa nạn. Đó chẳng phải là cho đi và nhận lại đấy sao?
Nhiều khi, bản thân cho đi nhiều điều nhưng lại không biết được rằng mình đã được nhận lại từ người khác từ lúc nào. Có một câu chuyện kể rằng một cô gái đi trên đường bất chợt gặp một người ăn xin. Thương cho ông lão đã già mà vẫn phải sống cơ cực, nghèo khổ, cô muốn gửi cho ông một chút gì đó để cho ông đỡ vất vả. Tuy nhiên khi lục lọi khắp người, cô lại không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cảm thấy áy náy, cô lại gần và cầm tay ông lão, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng thật bất ngờ, ông cụ đã nói rằng: “ Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. “Hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, và thứ mà cô gái đã trao cho ông lão, có lẽ ở đây ai cũng hiểu, đó chính là niềm hạnh phúc, là hơi ấm của tình người. Tình thương của cô đã giúp cho ông lão cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Chính bản thân cô cũng phần nào cảm thấy ấm lòng vì thấy việc mình làm phần nào cũng đem lại giá trị cho người khác. Cái sự nhận lại này đôi khi không phải là trong phút chốc mà có được. Trồng cây phải lâu năm thì mới có được ngày hái quả, sẽ có một lúc nào đó khi gặp khó khăn, bạn sẽ gặp được sự giúp đỡ của những người mà có khi chính bản thân mình không quen biết.
Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ mà không hề đòi hỏi sự báo đáp. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Hoặc thậm chí, khi nhìn thấy những người đang cần sự giúp đỡ của mình, thì điều đầu tiên họ nghĩ là tính toán xem làm thế nào để có lợi cho mình. Họ không quan tâm đến những người xung quanh, chỉ biết giữ lấy của riêng mình. Gieo nhân nào gặt quả nấy, khi gặp khó khăn, họ sẽ bị người khác quay lưng vì trước kia chính họ đã sống quá thờ ơ với mọi người.
Khi ta trao yêu thương cũng là lúc ta nhận lại hạnh phúc, xây dựng và nuôi dưỡng cho tâm hồn giàu đẹp. Cho và nhận – tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không hề dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nếu con người sống với nhau mà không có tình cảm thì xã hội vô cùng lạnh lùng, buốt giá. Để gây dựng tình cảm tốt đẹp giữa con người và giúp cho xã hội phát triển văn minh hơn thì chúng ta cần phải biết cho đi, bởi lẽ: “Cho đi là còn mãi”. Cho đi ở đây là cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn, yêu thương và giúp đỡ mọi người. Còn mãi là có được những tình cảm, bài học quý báu mà ta nhận lại sau khi cho đi để hoàn thiện bản thân cũng như gây dựng những tình cảm tốt đẹp khác. Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình vì như thế cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội, còn nhận lại chính là niềm hạnh phúc, tình yêu thương, động lực tốt đẹp để cố gắng nhiều hơn nữa cho cuộc sống văn minh hơn. Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác vô điều kiện dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó tạo thành khối sức mạnh đoàn kết dân tộc vững bền hơn, xã hội tiến bộ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người giúp đỡ người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân không tốt,… Chúng ta cần phê phán những trường hợp này, đồng thời thay đổi cách sống để tốt hơn. Cho đi là còn mãi mang nhiều ý nghĩa, thông điệp văn minh nhất là trong thời buổi xã hội phát triển mạnh như hiện nay. Hãy sống với nhau bằng tình yêu thương chân thành nhất.
Mỗi người sống trên đời đều có những kế hoạch, những dự định riêng, và cả những nỗi lo riêng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ thể biết đến riêng bản thân, mà cần phải quan tâm đến những người xung quanh, bởi lẽ: “Cho đi là còn mãi”. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại rất ít. Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó không phải là điều dễ dàng. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. “Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Cuộc sống này có nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niềm hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình. Con người không ai hoàn hảo cả, quan trọng là chúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của mình, để không phải hổ thẹn với lương tâm. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hy vọng vào ngày mai. Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó - sự “cho” và “nhận” lại.
Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Nghị luận 200 chữ bàn luận về tình yêu thương hay nhất
- Nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường hay nhất
- Nghị luận xã hội 200 chữ về an toàn giao thông hay nhất
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tình bạn hay nhất
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ô nhiễm môi trường hay nhất
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều