5+ Đoạn văn nghị luận về an toàn giao thông (điểm cao)



Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về an toàn giao thông

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 1

    Hiện nay, an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thưc trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đang diễn biến phức tạp vô cùng dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm, nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân lại phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… Phẫn nộ hơn khi có rất nhiều người tham gia giao thông không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy, không chịu hợp tác, dẫn đến ùn tắc giao thông và gây xôn xao trong dư luận. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân, quán triệt lại tinh thần cán bộ cảnh sát giao thông, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông. Có như vậy mới đảm bảo an toàn giao thông, đẩy lùi tai nạn và góp phần phát triển đất nước giàu đẹp, văn minh.

Dàn ý Nghị luận xã hội về an toàn giao thông

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vấn đề an toàn giao thông.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Hiện tượng ùn tắc giao thông trở nên vô cùng phổ biến ở các thành phố lớn, có những tuyến đường tắc xuyên ngày đêm không kể giờ cao điểm.

Những năm gần đây, những vụ tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng, số người chết và số người bị thương cũng từ đó tăng theo.

b. Nguyên nhân

Hệ thống giao thông, đường xá chưa đáp ứng được nhu cầu của con người và có nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng, tác động to lớn đến lưu hành giao thông.

Do ý thức tham gia giao thông của con người chưa cao, vẫn còn có rất nhiều người vi phạm luật giao thông dẫn đến bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác.

c. Hậu quả

Có nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người.

Việc tắc đường thường xuyên gây ô nhiễm môi trường do khí thải và gây tốn thời gian của con người vì đợi chờ lưu thông trên đường.

d. Giải pháp

Mỗi người trước hết phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

Nhà nước cần có những chính sách sửa sang, mở rộng đường xá ở những tuyến đường lớn, những tuyến hay tắc đường để giúp người dân có thể lưu hành giao thông một cách nhanh chóng hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: an toàn giao thông; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 2

Cùng với ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn. An toàn giao thông là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người đi đường. Trước đây, tai nạn giao thông cũng xảy ra nhưng không diễn ra nhiều bằng hiện nay. Mỗi năm đều có những thông số nói về tai nạn giao thông. Trong chín tháng của năm 2015 (tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 đến ngày 15 tháng 9 năm 2015) đã xảy ra 16459 vụ tai nạn giao thông làm 6518 người chết và 14929 người bị thương. Một con số đáng báo động cho tình trạng giao thông hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông. Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, hệ thống đèn báo hiệu, đèn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trên đường. Điều này là khá phổ biến. Đã có rất nhiều cô cậu thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe tay ga nhưng lại lạng lách đánh võng trên đường không những cản trở giao thông mà đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do việc này mà ra. Không chỉ thế ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng rất kém, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ngược chiều đường, dừng sai nơi….

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 3

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: An toàn là bạn, tai nạn là thù”, An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước. Các bạn trẻ hãy ý thức rằng: "Tử thần không ở đâu xa, mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 4

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là đối tượng học sinh. Việc tuân thủ nguyên tắc và quy định trong giao thông của học sinh ngày nay còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề tai nạn giao thông và trách nhiệm của bản thân đối với an ninh, trật tự xã hội. Bởi thế, họ tỏ ra xem thường các quy định, thậm chí là thách thức các lực lượng điều khiển giao thông trong khi tham gia giao thông trên đường, dẫn đến những vi phạm và tai nạn đáng tiếc. Trước thực trạng đó, giáo dục và rèn luyện ý thực thực hiện an toàn giao thông cho mỗi học sinh là vô cùng cần thiết. Học sinh cần trang bị cho mình hiểu biết về vấn đề giao thông và tự biết tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác; đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông. Cuộc sống trở nên an toàn, xã hội văn minh là bởi mỗi con người biết tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc các quy định chung. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Là học sinh, nhất định phải ý thức được trách nhiệm ấy.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 5

Trong số các vấn đề của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đánh giá ở ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động khi trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… nghiêm trọng hơn khi người tham gia giao thông còn có thái độ không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy và không chịu hợp tác. Nguyên nhân của tình trạng trên đều xuất phát chủ yếu từ ý thức tham gia giao thông của người dân, bên cạnh đó còn là những tiêu cực trong ngành giao thông khi cán bộ, cảnh sát giao thông có biểu hiện tham nhũng, vụ lợi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc của cán bộ, không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 6

An toàn giao thông chính là hạnh phúc của mọi nhà và cũng là của toàn xã hội. Thực hiện an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, của những chiến sĩ CSGT mà còn chính là trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông. Việc tuân thủ nguyên tắc và quy định trong giao thông hiện nay ở bộ phận học sinh còn tương đối hạn chế. Nhiều em học sinh chưa ý thức đầy đủ về việc tai nạn giao thông và trách nhiệm cá nhân đối với an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bởi thế mà các em thường có xu hướng phớt lờ các quy định, hay muốn thiện bản thân bằng việc phá vỡ những quy tắc, thậm chí thách thức cả lực lượng điều khiển giao thông dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Trước thực trạng đó, giáo dục và rèn luyện ý thức thực hiện và chấp hành an toàn giao thông cho bộ phận học sinh là điều rất cần thiết. Mỗi học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn giao thông, và biết tự tuân thủ những quy định pháp luật trong lĩnh vực giao thông để đảm bảo cho chính bản thân và những người xung quanh, tránh gây hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Cuộc sống sẽ trở nên an toàn, xã hội sẽ văn minh hơn khi con người có ý thức tuân thủ các quy tắc chung. Là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhất định các bạn phải ý thức được trách nhiệm ấy.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 7

Hiện nay, an toàn giao thông là một vấn đề đang được cả xã hội rất quan tâm. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với những người tham gia giao thông, là ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật về lĩnh vực giao thông, Theo đó, thực trạng tai nạn giao thông vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ ở một bộ phận người đang theo chiều hướng tiêu cực. Trong tháng 11 năm 2020, cả nước đã xảy ra 13.213 vụ, làm chết 5.432 người, làm bị thương 11.123 người. Đi kèm với đó, việc số lượng người vi phạm giao thông đang ngày càng gia tăng với một số lỗi phổ biến như: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe sai làn đường,...Đáng lên án hơn nữa khi mà một số người dân thậm chí còn không tôn trọng cảnh sát giao thông, lăng mạ, xúc phạm, chửi bới, cố tình chạy trốn, không chịu hợp tác dẫn đến ùn tắc giao thông và đang gây xôn xao dư luận. Để cải thiện vấn đề này, chúng ta cần phải có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành của mỗi người dân, nâng mạnh chế tài xử phạt, quán triệt lại tinh thần làm việc của cảnh sát giao thông, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông. Có như vậy thì việc an toàn giao thông mới được đảm bảo, đẩy lùi tai nạn và góp phần vào sự phát triển đất nước hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 8

Trong số các vấn đề nhức nhối của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó đang ngày càng gia tăng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. An toàn giao thông là một khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ, đường hàng không, đường thủy, là ý thức của mỗi cá nhân trong việc chấp hành tốt những quy định của pháp luật. Theo đó thực trạng của an toàn giao thông được xem xét trên ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Mỗi năm đều có những thông số về tai nạn giao thông. Trong 9 tháng đầu của năm 2022 đã xảy ra 14.123 vụ, làm chết 4.123 người và làm bị thương 16.123 người. Một số thật đáng báo động. Nguyên nhân chính của những vụ tai nạn giao thông này chủ yếu là xuất phát từ ý thức của người dân. Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, lơ làm đèn tín hiệu cũng như hiệu lệnh của lực lượng chức năng. Đã có rất nhiều trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển xe máy nhưng lại ngang nhiên, lại còn đánh võng, lạng lách gây ra rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Không chỉ thế, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người còn rất kém, sẵn sàng vượt đèn đỏ, đi ngược đường,....Để giải quyết tình trạng này, chúng ta cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao tinh thần của người dân, nâng mạnh chế tài xử phạt để có sự răn đe. Đảm bảo được vấn đề an toàn giao thông thì một xã hội sẽ vô cùng văn minh, một đất nước phát triển mạnh mẽ.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 9

Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, kéo theo sự ra đời của rất nhiều phương tiện giao thông hiện đại với vận tốc ngày càng cao. Số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng lên bởi giá thành rẻ. Chính vì vậy mà vấn đề an toàn giao thông đang cấp bách hơn bao giờ hết. Luật an toàn giao thông được ban hành để giữ gìn trật tự công cộng, an toàn giao thông. Nhưng rất nhiều người lại không chấp hành điều đó đặc biệt là ở độ tuổi học sinh. Việc đi xe máy không đội mũ, lạng lách, đánh võng, thậm chí còn xúc phạm, trêu đùa CSGT đang diễn ra rất phổ biến. Các hành vi đó đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ cho người đó mà còn cho toàn xã hội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do ý thức của mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân, giáo dục mỗi người từ khi còn trẻ. Cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm, trò chuyện với con cái về an toàn giao thông, nhà trường cần thường xuyên tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng chức năng cần phải mạnh tay xử phạt các trường hợp vi phạm, nghiêm khắc xử lý các hành vi không chấp hành an toàn giao thông để có tính răn đe, giáo dục. Bản thân em là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông. Chỉ có giữ gìn an toàn giao thông thì xã hội chúng ta mới trở nên tốt đẹp, văn minh, phát triển hơn.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 10

Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn rất quan trọng và được quan tâm đúng mực ở cấp Tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay, việc chấp hành Luật giao thông đường bộ ở một bộ phận người dân, nhất là các em học sinh còn chưa thực sự nghiêm túc. Nhiều học sinh tuy chưa đủ tuổi nhưng vẫn ngang nhiên điều khiển xe máy không đội mũ, đánh võng, thậm chí còn trêu chọc cảnh sát giao thông, phóng nhanh vượt ẩu,...Những hành vi trên đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho chính bản thân người đó và xã hội. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về an toàn giao thông, không nắm rõ luật lệ. Cũng có thể là những bạn nắm rất rõ luật giao thông nhưng có thái độ chống đối, không chấp hành nghiêm túc, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và cả xã hội. Bố mẹ cần phải thường xuyên dạy bảo con cái về an toàn giao thông. Nhà trường cần phải liên tục tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, lực lượng chức năng cần phải nghiêm khắc xử phạt các hành vi vi phạm thì mới có tính răn đe, giáo dục. Còn riêng với bản thân em còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ luôn chấp hành nghiêm túc những quy định giao thông.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 11

Cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại thì càng có nhiều vấn đề nhắc nhối nổi lên nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến chính là hiện tượng mất an toàn giao thông. Hiện tượng ùn tắc giao thông trở nên vô cùng phổ biến ở các thành phố lớn, có những tuyến đường tắc xuyên ngày đêm không kể giờ cao điểm. Những năm gần đây, những vụ tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng, số người chết và số người bị thương cũng từ đó tăng theo. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do hệ thống giao thông, đường xá của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của con người và có nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng, tác động to lớn đến lưu hành giao thông. Bên cạnh đó còn là do ý thức tham gia giao thông của con người chưa cao, vẫn còn có rất nhiều người vi phạm luật giao thông dẫn đến bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Hậu quả là đã có nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người. Ngoài ra, việc tắc đường thường xuyên gây ô nhiễm môi trường do khí thải và gây tốn thời gian của con người vì đợi chờ lưu thông trên đường. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nhà nước cần có những chính sách sửa sang, mở rộng đường xá ở những tuyến đường lớn, những tuyến hay tắc đường để giúp người dân có thể lưu hành giao thông một cách nhanh chóng hơn. Mỗi người cùng chung tay, những hành động nhỏ tạo nên hiệu ứng lớn. Chúng ta hãy hành động, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để có một luồng giao thông quy củ, an toàn góp phần làm cho xã hội phát triển giàu đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 12

Chúng ta đã quá quen thuộc với khẩu hiệu "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà! Thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người!". Tuy nhiên lại chưa thực sự hiểu tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của mình trong khẩu hiệu đó, bởi an toàn giao thông đang trở thành vấn nạn rất đáng lo ngại.

Hiện nay do thời buổi kinh tế phát triển, học sinh có điều kiện đi xe đạp điện, xe máy điện đi học, mặc dù được phép đi nhưng nhiều học sinh chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân về vấn đề an toàn giao thông. Thực trạng học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện đã trở nên phổ biến ở các thị trấn, thành phố lớn. Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đủ về an toàn giao thông cũng như luật giao thông. Họ coi thường luật như không đội mũ bảo hiểm, chở 3-4 người trên một xe, đi phóng nhanh vượt ẩu, thách thức các lực lượng chức năng. Dẫn đến những tai nạn giao thông đáng tiếc, nhẹ thì xây xát, nặng thì gãy chân gãy tay, thậm chí nếu va chạm với các xe đạp, xe to có thể tử vong. Phụ huynh học sinh mua xe cho con đi học chỉ muốn con đỡ vất vả, mệt nhọc chứ không ai muốn xảy ra những tai nạn thương tâm. Chính vì thế gia đình phải cùng nhà trường rèn luyện và nhắc nhở học sinh luôn đặt an toàn giao thông lên hàng đầu, nghiêm túc thực hiện đúng luật giao thông. Việc tuyên truyền, phổ biến luật an toàn giao thông cho học sinh là vô cùng cần thiết, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh lại đảm bảo cho những người khác, đảm bảo cho giao thông thông suốt. Mỗi cá nhân học sinh phải biết nhìn về tương lai phía trước, phải nhìn rõ những hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra để ý thức được trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông.

Cuộc sống sẽ trở nên an toàn và tươi đẹp hơn nếu không có tai nạn giao thông, chúng ta sẽ không cho phép tai nạn giao thông xảy ra nếu luôn ý thức, tuân thủ luật pháp và có trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 13

Tháng 9 hàng năm là tháng tựu trường, học sinh bước vào năm học mới và cũng chính là "Tháng an toàn giao thông". Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm, dù trên đường phố luôn có khẩu hiệu "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà" nhưng giao thông vẫn chưa thực sự được an toàn.

Đa số tâm lý người thiếu ý thức khi tham gia giao thông nghĩ rằng "những vụ tai nạn, va chạm giao thông nó chừa mình ra", mà không biết rằng tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hàng năm trên cả nước thống kê có hàng nghìn đến chục nghìn vụ tai nạn giao thông với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 cả nước xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, 6700 người chết, 10804 người bị thương. Những tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu là ở đường bộ, những tai nạn thương vong nhiều nhất nếu liên quan đến xe khách, xe buýt chở nhiều người. Trung bình trên cả nước, ngày nào cũng có tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra vấn đề mất an toàn giao thông là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế. Một phần do thiếu hiểu biết, một phần lại ngoan cố không chấp hành luật lệ an toàn giao thông như: lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, đi vượt tốc độ cho phép, đi ngược chiều,.... Nhiều học sinh khi tan trường cũng đi dàn hàng ngang 3 đến 4 xe, vừa đi vừa đùa nghịch, nói chuyện rất nguy hiểm. Lượng phương tiện giao thông đông cùng lưu thông trên đường nhỏ hẹp cũng dễ gây tai nạn. Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bày hàng quán cũng dẫn đến mất an toàn giao thông. Tính mạng con người luôn là quan trọng nhất, việc đi lại là tất yếu tuy nhiên chúng ta phải đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như không để liên lụy đến người khác. Đằng sau tai nạn giao thông là thương vong, là tù tội, là mất mát về người và của, là nỗi đau cả thể xác và tinh thần. Chính vì thế mỗi người dân phải nâng cao ý thức tham gia giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông. Chúng ta có thể tránh được tai nạn giao thông bằng chính hành động và nhận thức của mỗi người.

Mỗi khi bước ra đường tham gia giao thông hãy nghĩ đến gia đình của mình cũng như của mọi người để tham gia một cách an toàn, ý thức được an toàn là bạn, tai nạn là thù.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 14

An toàn đường bộ là ngăn ngừa tai nạn đường bộ bằng cách tuân thủ các quy tắc và quy định về an toàn đường bộ. Yếu tố quan trọng nhất của an toàn đường bộ là cần lái xe khéo léo và thận trọng để hành khách, người đi bộ và người lái xe được an toàn. Phát triển những con đường tốt hơn cũng rất quan trọng để tránh tai nạn đường bộ. Đảm bảo mọi người được an toàn trên đường là điều quan trọng trong việc giữ an toàn cho tính mạng của mọi người khỏi tai nạn. Lái xe là cách vận chuyển tiêu chuẩn trong thế giới ngày nay. Nếu ai đó tự làm mình bị thương trong một vụ tai nạn giao thông, đó có thể là kết quả của việc không tuân thủ các biện pháp an toàn giao thông. Do đó, điều quan trọng là phải tuân theo các quy tắc an toàn đường bộ và lái xe an toàn.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 15

An toàn giao thông là một vấn đề xã hội đang được quan tâm và nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính phủ và cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn ra phổ biến và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau.

Trong việc cải thiện an toàn giao thông, việc đầu tiên cần làm là tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông. Những chương trình giáo dục và thông tin có thể giúp người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc giao thông, giảm thiểu tình trạng lái xe uống rượu, lái xe quá tốc độ, hay sử dụng điện thoại khi lái xe.

Ngoài ra, việc nâng cao hạ tầng giao thông cũng là một trong những giải pháp quan trọng. Các công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa đường và cầu đường, hoặc các biện pháp hỗ trợ như bãi đỗ xe an toàn, đường dành cho người đi bộ và xe đạp sẽ giúp tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông.

Cuối cùng, chúng ta cần có hệ thống quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn giao thông. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, lực lượng chức năng và cộng đồng để tạo ra một môi trường giao thông an toàn và thân thiện.

Tóm lại, việc giải quyết vấn đề an toàn giao thông đòi hỏi sự cố gắng đồng đều từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm việc tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức, nâng cao hạ tầng giao thông, và hệ thống quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn. Chỉ khi các giải pháp này được triển khai đồng thời và hiệu quả, chúng ta mới có thể giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 16

Như tất cả chúng ta đều biết rằng tai nạn giao thông, thương tích và tử vong là rất phổ biến hiện nay. Những người không tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ và các biện pháp an toàn đường bộ là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn như vậy trên đường. Chúng tôi luôn nghe tin tức hoặc từ bạn bè của chúng tôi về các vụ tai nạn trên đường do lái xe ngược chiều, thiếu các quy tắc, biện pháp an toàn đường bộ, tốc độ cao, lái xe khi say rượu, v.v.

Chính phủ đã đưa ra nhiều quy tắc giao thông đường bộ và an toàn đường bộ cho mọi người sử dụng đường bộ vì sự an toàn của họ và giảm số vụ tai nạn đường bộ hàng ngày. Chúng ta nên tuân theo tất cả các quy tắc và quy định như thực hành lái xe an toàn, sử dụng các biện pháp an toàn, duy trì giới hạn tốc độ, hiểu biển báo giao thông, v.v.

Rủi ro an toàn đường bộ đã tăng lên do người lái xe mất tập trung do sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi lái xe. Trong những trường hợp như vậy, luật và quy tắc giao thông giúp chúng ta rất nhiều để tránh xa tai nạn và thương tích trên đường. Các biện pháp an toàn đường bộ là công cụ có thể tiết kiệm tiền phạt giao thông đắt đỏ, vi phạm nghiêm trọng, tước giấy phép lái xe, v.v. Người đi bộ cũng biết các quy tắc đi bộ trên đường như sử dụng đúng cách lối băng qua đường dành cho người đi bộ, sử dụng vạch kẻ vạch, v.v.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - mẫu 17

An toàn đường bộ là thiết yếu đối với phúc lợi của người dân và cộng đồng, và thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, có hơn 3.500 người thương vong trên các con đường trên thế giới mỗi ngày. Ngoài tính mạng con người, tai nạn còn ảnh hưởng đến hoạt động vận tải. Phí bảo hiểm cao hơn, phương tiện cố định và chi phí sửa chữa đều là vấn đề đối với người vận hành. Thách thức đối với ngành công nghiệp và toàn bộ cộng đồng quốc tế là giảm số thương vong. Cách duy nhất để làm điều này là cải thiện an toàn đường bộ.Giải quyết lỗi của con người, nguyên nhân chính gây ra tai nạn, là rất quan trọng để củng cố văn hóa an toàn đường bộ. Tất cả những người tham gia giao thông đều có một vai trò quan trọng. Người đi xe đạp hoặc người sử dụng xe hai bánh phải đội mũ bảo hiểm có chất lượng tốt, nếu không họ không bao giờ được ra đường mà không đội mũ bảo hiểm. Tốc độ của các phương tiện phải nằm trong giới hạn tốc độ cho phép và chạy chậm đặc biệt là trong khu vực trường học, bệnh viện, thuộc địa, v.v. Mọi phương tiện lưu thông trên đường nên duy trì khoảng cách thích hợp giữa chúng để tránh va chạm và tai nạn.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học