Cách tìm m để hai phương trình có nghiệm chung lớp 9 (cực hay)
Bài viết Cách tìm m để hai phương trình có nghiệm chung lớp 9 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách tìm m để hai phương trình có nghiệm chung.
- Bài toán: Cho 2 phương trình dạng ax2 + bx + c = 0 có chứa tham số m. Tìm m để 2 phương trình có ít nhất một nghiệm chung
- Cách giải:
+ B1: Tìm điều kiện của m để 2 phương trình cùng có nghiệm
+ B2: Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình. Tìm x0
+ B3: Thế x0 tìm được vào một trong hai phương trình tìm m
+ B4: Đối chiếu m tìm được với điều kiện ở B1, nếu thỏa mãn thì nhận, không thỏa mãn thì loại
Ví dụ 1: Cho 2 phương trình : x2 + mx + 2 = 0(1) và x2 + 2x + m = 0(2). Tìm m để hai phương trình có ít nhất một nghiệm chung
Giải
Phương trình (1) có nghiệm khi: Δ ≥ 0
Phương trình (2 ) có nghiệm khi: Δ' ≥ 0 ⇔ 1 - m ≥ 0 ⇔ m ≤ 1
⇒ Điều kiện để 2 phương trình cùng có nghiệm là m ≤ -2√2 (*)
Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình, ta có:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được: mx0 - 2x0 + 2 - m = 0 ⇔ (m - 2)x0 = m - 2
Do m ≤ -2√2 nên m – 2 ≠ 0, suy ra x0 = 1
Thay x0 = 1 vào phương trình (1): 1 + m + 2 = 0 hay m = -3( thỏa mãn (*))
Vậy với m = -3 thì 2 phương trình có ít nhất một nghiệm chung
Ví dụ 2: Cho 2 phương trình : x2 - 2mx + 4m = 0(1) và x2 - mx + 10m = 0(2) . Tìm m để phương trình (2) có một nghiệm gấp 2 lần một nghiệm của phương trình (1)
Giải
Phương trình (1) có nghiệm khi: Δ' ≥ 0
Phương trình (2 ) có nghiệm khi: Δ ≥ 0
⇔ m2 - 40m ≥ 0 ⇔ m(m - 40) ≥ 0
⇒ Điều kiện để 2 phương trình cùng có nghiệm là m ≥ 40 ∨ m ≤ 0 (*)
Giả sử x0 là nghiệm của phương trình (2) thì 2x0 là nghiệm của phương trình (1). Thay x0 vào (2) và 2x0 vào (1) ta có:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được: 9m = 0 ⇔ m = 0 (thỏa mãn (*))
Vậy với m = 0 thì phương trình (2) có một nghiệm gấp 2 lần một nghiệm của phương trình (1)
Ví dụ 3: Cho 2 phương trình : x2 + x + a = 0(1) và x2 + ax + 1 = 0(2).
a. Tìm a để 2 phương trình có ít nhất một nghiệm chung
b. Tìm a để 2 phương trình tương đương
Giải
a. Phương trình (1) có nghiệm khi: Δ ≥ 0 ⇔ 1 – 4a ≥ 0 ⇔ a ≤ 1/4
Phương trình (2 ) có nghiệm khi: Δ ≥ 0
Điều kiện để 2 phương trình cùng có nghiệm là: a ≤ -2 (*)
Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình (2) ta có:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được: x0(1 – a) – (1 – a) = 0
⇔ x0(1 – a) = (1 – a) (**)
Vì a ≤ -2 nên 1 – a luôn khác 0. Chia hai vế của (**) cho 1 – a ta được x0 = 1
Thay x0 = 1 vào (1) ta có: a = -2 ( thỏa mãn (*))
Vậy với a = -2 thì 2 phương trình có ít nhất một nghiệm chung
b. Kí hiệu ∆1, S1, P1 lần lượt là biệt thức đen-ta, tổng 2 nghiệm, tích 2 nghiệm của phương trình (1)
Kí hiệu ∆2, S2, P2 lần lượt là biệt thức đen-ta, tổng 2 nghiệm, tích 2 nghiệm l của phương trình (2)
Hai phương trình tương đương khi chúng có cùng tập nghiệm . Ta xét các trường hợp sau:
+ TH1: Hai phương trình cùng có tập nghiệm là rỗng
Trường hợp này xảy ra khi:
+ TH2: Hai phương trình có nghiệm kép giống nhau
Trường hợp này xảy ra khi vô nghiệm
+ TH3: Hai phương trình có nghiệm phân biệt giống nhau
Trường hợp này xảy ra khi
⇒ vô nghiệm
Vậy với thì 2 phương trình đã cho tương đương
Câu 1: Số giá trị của m để hai phương trình x2 – 2mx – 4m + 1 = 0 (1) và x2 + (3m + 1)x + 2m + 1 = 0 (2) có nghiệm chung là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Giải
Phương trình (1) có nghiệm khi Δ' ≥ 0 ⇔ m2 + 4m - 1 ≥ 0
Phương trình (2 ) có nghiệm khi Δ ≥ 0 ⇔ (3m + 1)2 - 4(2m + 1) ≥ 0 ⇔ 9m2 - 2m - 3 ≥ 0
Điều kiện để hai phương trình có nghiệm là:
Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình, ta có:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được: -2mx0 - (3m + 1)x0 - 4m + 1 - 2m - 1 = 0 ⇔ -(5m + 1)x0 - 6m = 0
Nếu thì điều kiện (*) trở thành
⇒ không thỏa mãn (*), nghĩa là với thì hai phương trình đều vô nghiệm. Vậy muốn hai phương trình có nghiệm chung thì
Khi thì
Thay vào phương trình (1):
Xét –m + 1 = 0 ⇔ m = 1( thỏa mãn (*)) ⇒ nhận
Xét 40m2 + 7m + 1 = 0 có ∆ = 72 -4.40.1 = -111 < 0 nên vô nghiệm
Vậy với m = 1 thì 2 phương trình có nghiệm chung
Đáp án B
Câu 2: Số giá trị của m để hai phương trình 2x2 – (3m + 2)x + 12 = 0 (1) và 4x2 - (9m - 2)x + 36 = 0 (2) có nghiệm chung là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Giải
Phương trình (1) có nghiệm khi: Δ ≥ 0 ⇔ (3m + 2)2 - 4.2.12 ≥ 0 ⇔ 9m2 + 12m - 92 ≥ 0
Phương trình (2) có nghiệm khi: Δ ≥ 0 ⇔ (9m - 2)2 - 4.4.36 ≥ 0 ⇔ 81m2 - 36m + 4 - 576 ≥ 0 ⇔ 81m2 - 36m - 572 ≥ 0
Điều kiện để hai phương trình có nghiệm là:
Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình, ta có:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được: -(6m + 4)x0 + (9m - 2)x0 - 12 = 0 ⇔ (3m - 6)x0 - 12 = 0
Nếu m = 2 thì điều kiện (*) trở thành:
⇒ m = 2 không thỏa mãn (*), nghĩa là với m = 2 thì 2 phương trình cùng vô nghiệm
Vậy muốn hai phương trình có nghiệm chung thì m ≠ 2
Khi m ≠ 2 thì
Thay vào phương trình (1):
Xét m = 3( thỏa mãn (*)) ⇒ nhận
Vậy với m = 3 thì 2 phương trình có nghiệm chung
Đáp án B
Câu 3: Tổng các giá trị của m để hai phương trình 2x2 + (3m + 1)x - 9 = 0 (1) và 6x2 + (7m - 1)x - 19 = 0 (2) có nghiệm chung là
Giải
Phương trình (1) có nghiệm khi: Δ ≥ 0 ⇔ (3m + 1)2 - 4.2.(-9) ≥ 0 ⇔ (3m + 1)2 + 72 ≥ 0,(∀ m ∈ R)
Phương trình (2) có nghiệm khi: Δ ≥ 0 ⇔ (7m - 1)2 - 4.6.(-19) ≥ 0 ⇔ (7m-1)2 + 456 ≥ 0,(∀ m ∈ R)
⇒ Với mọi m hai phương trình luôn có nghiệm
Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình, ta có:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được: (9m + 3)x0-(7m-1)x0-27+19=0 ⇔ (2m + 4)x0-8=0(*)
Nếu m = -2 thì phương trình (*) vô nghiệm
Nghĩa là với m = -2 thì 2 phương trình cùng không có nghiệm chung
Vậy muốn hai phương trình có nghiệm chung thì m ≠ -2
Khi m ≠ -2 thì
Thay vào phương trình (1):
Vậy với m = 2, thì 2 phương trình có nghiệm chung
Đáp án D
Câu 4: Tích các giá trị của m để hai phương trình 2x2 + mx - 1 = 0 (1) và mx2 - x + 2 = 0 (2) có nghiệm chung là
A. -1
B. 5
C. 8
D. -10
Giải
+) TH1: m = 0 thì phương trình (1): 2x2 - 1 = 0
Phương trình (2): -x + 2 = 0 ⇔ x = 2
⇒ với m = 0 thì hai phương trình không có nghiệm chung
+) TH2: m ≠ 0 thì hai phương trình đều là phương trình bậc hai. Khi đó
Phương trình (1) có nghiệm khi Δ ≥ 0 m2 + 8 ≥ 0,(∀ m ∈ R)
Phương trình (2 ) có nghiệm khi Δ ≥ 0 ⇔ 1 - 8m ≥ 0 ⇔ m ≤ 1/8
⇒ Với hai phương trình luôn có nghiệm
Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình, ta có:
Vì m ≠ 0 nên ta nhân 2 vế của phương trình thứ nhất với m, nhân 2 vế của phương trình thứ hai với 2 ta được:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được:
Thay vào phương trình (1):
Xét phương trình m2 – m + 7 = 0 có ∆ = (-1)2 – 4.1.7 = -27 < 0 nên vô nghiệm
Vậy với m = -1 thì 2 phương trình có nghiệm chung
Đáp án A
Câu 5: Cho hai phương trình x2 – (m + 4)x + m + 5 = 0 (1) và x2 – (m + 2)x + m + 1 = 0 (2), khẳng định nào sau đây là đúng
A. Có một giá trị của m để hai phương trình có nghiệm chung
B. Tích các giá trị của m để hai phương trình có nghiệm chung bằng 10
C. Giá trị của m để hai phương trình có nghiệm chung là số lớn hơn 3
D. Không có giá trị của m để hai phương trình có nghiệm chung
Giải
Phương trình (1) có nghiệm khi: Δ ≥ 0 ⇔ (m + 4)2 - 4(m + 5) ≥ 0
⇔ m2 + 8m + 16 - 4m - 20 ≥ 0 ⇔ m2 + 4m - 4 ≥ 0
Phương trình (2 ) có nghiệm khi: Δ ≥ 0 ⇔ (m + 2)2 - 4(m + 1) ≥ 0
⇔ m2 + 4m + 4-4m - 4 ≥ 0 ⇔ m2 ≥ 0,(∀ m ∈ R)
⇒ Điều kiện để hai phương trình luôn có nghiệm là: m2 + 4m – 4 ≥ 0(*)
Giả sử x0 là nghiệm chung của 2 phương trình, ta có:
Trừ 2 phương trình cho nhau ta được: -(m + 4)x0 + (m + 2)x0 + 4 = 0 ⇔ -2x0 + 4 = 0 ⇔ x0 = 2
Thay vào phương trình (1):
Với m = 1 thì m2 + 4m – 4 = 1 + 4 – 4 = 1 > 0 thỏa mãn điều kiện (*)nên nhận
Vậy với m = 1 thì 2 phương trình có nghiệm chung
Đáp án A
Bài 1. Cho hai phương trình x2 + x – m = 0 và x2 – mx + 1 = 0. Tìm các giá trị của tham số m để:
a) Hai phương trình có nghiệm chung;
b) Hai phương trình tương đương.
Bài 2. Cho hai phương trình x2 – 2ax + 3 = 0 và x2 – x + a = 0. Tìm các giá trị của tham số m để:
a) Hai phương trình có nghiệm chung;
b) Hai phương trình tương đương.
Bài 3. Cho hai phương trình x2 + ax + b = 0 và x2 + cx + d = 0. Chứng minh nếu hai phương trình trên có nghiệm chung thì: (b – d)2 + (a – c)(ad – bc) = 0.
Bài 4. Cho hai phương trình 2x2 + (3m – 1)x – 3 = 0 và 6x2 – (2m – 3)x – 1 = 0. Số giá trị của m để hai phương trình đó có nghiệm chung?
Bài 5. Hãy tìm số giá trị của m để hai phương trình (m + 4)x2 – 2(2m + 9)x – 4 = 0 và x2 – 2(m + 4)x + 8m + 36 = 0 có nghiệm chung?
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Cách giải các dạng toán giải phương trình bậc hai một ẩn cực hay
- Cách giải và biện luận phương trình bậc hai một ẩn cực hay
- Cách giải hệ phương trình 2 ẩn bậc hai cực hay, chi tiết
- Cách giải phương trình bậc nhất hai ẩn cực hay, chi tiết
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều