Bài tập Mặt phẳng tọa độ lớp 7 (có đáp án)

Bài viết bài tập Mặt phẳng tọa độ lớp 7 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Mặt phẳng tọa độ.

Bài 1: Tìm tọa độ điểm trên hình vẽ sau

Trắc nghiệm Hàm số. Mặt phẳng tọa độ - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

A. (-2; -2)            B. (-2; 2)            C. (2; -2)            D. (2; 2)

Lời giải:

Tọa độ điểm M là (-2; 2)

Chọn đáp án B

Bài 2: Điểm nào dưới đây có tọa độ (1; -3)

Trắc nghiệm Hàm số. Mặt phẳng tọa độ - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

A. D            B. E            C. A            D. F

Lời giải:

Từ hình vẽ ta có A(1; 3) ; F(-1; 3) ; D(1; -3) ; E(-1; -3)

Nên điểm có tọa độ (1; -3) là điểm D

Chọn đáp án A

Bài 3: Trên mặt phẳng tọa độ, các điểm có hoành độ bẳng 0 là

A. Nằm trên trục hoành

B. Nằm trên trục tung

C. Điểm A(0; 3)

D. Gốc tọa độ

Lời giải:

Các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0

Các điểm nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0

Chọn đáp án B

Bài 4: Trong các điểm M(3; -3); N(4; 2); P(-3; -3); Q(-2; 1); H(-1; 3) có bao nhiêu điểm thuộc góc phần tư thứ hai?

A. 0            B. 1            C. 4            D. 2

Lời giải:

Trắc nghiệm Hàm số. Mặt phẳng tọa độ - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Vẽ các điểm M(3; -3); N(4; 2); P(-3; -3); Q(-2; 1); H(-1; 3) trên cùng mặt phẳng tọa độ.

Ta thấy có hai điểm thuộc góc phần tư thứ hai là Q(-2; 1); H(-1; 3)

Chọn đáp án D

Bài 5: Trên hệ trục tọa độ Oxy, cho các điểm A(-3; 1), B(-1; 1), C(-3; 3). Tam giác ABC là tam giác gì?

A. Tam giác đều

B. Tam giác cân

C. Tam giác vuông

D. Tam giác tù

Lời giải:

Biểu diễn ba điểm A, B, C trên hệ trục tọa độ Oxy ta được

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Quan sát hình vẽ ta thấy tam giác ABC là tam giác vuông tại A

Chọn đáp án C

Bài 6: Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ trên hình vẽ sau

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Lời giải:

Từ hình vẽ ta thấy A(2; 5), B(5; 5), C(5; 1), D(2; 1)

Chọn đáp án B

Bài 7: Cho các điểm A(-1; 0), B(0; 2), C(2; -3), D(3; 0), O(0; 0). Có bao nhiêu điểm nằm trên trục hoành trong số các điểm trên?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Lời giải:

Các điểm nằm trên trục hoành là các điểm có tung độ bằng 0. Trong số các điểm ở trên ta thấy những điểm có tung độ bằng 0 là: A(-1; 0), D(3; 0), O(0; 0) . Vậy có ba điểm nằm trên trục hoành

Chọn đáp án D

Bài 8: Cho các điểm A(-1; 2), B(-2; 1), C(2; -3), D(2; 0), O(0; 0). Có bao nhiêu điểm nằm trong góc phần tư thứ 2 trong số các điểm trên?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Lời giải:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Biểu diễn các điểm trên hệ trục tọa độ Oxy ta thấy có hai điểm nằm trong góc phần tư thứ hai là A và B

Chọn đáp án C

Bài 9: Cho hình vẽ sau, trong hình vẽ điểm có tọa độ (2; 5) là:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

A. Điểm A

B. Điểm B

C. Điểm C

D. Điểm D

Lời giải:

Quan sát hình vẽ trên ta thấy điểm có tọa độ (2; 5) là điểm A

Chọn đáp án A

Bài 10: Trong mặt phẳng tọa độ cho các điểm A(2; 3), B(-2; 3), C(2; -3), D(-2; -3). Các đoạn thẳng song song với trục hoành là:

A. AC và DC

B. AC

C. DC

D. BC và AD

Lời giải:

Biểu diễn các điểm trên hệ trục tọa độ Oxy ta được:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Quan sát hình vẽ ta thấy đoạn CD song song với trục hoành

Chọn đáp án C

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án chi tiết hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học