Thực hiện phép tính lớp 6 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Thực hiện phép tính lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Thực hiện phép tính.
1. Phương pháp giải
Ta sử dụng quy tắc dấu ngoặc và thứ tự để thực hiện phép tính như sau:
a) Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ – ” đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “–” thành dấu “+” và dấu “+” thành dấu “–”. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
b) Thực hiện phép tính
- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc chỉ có phép cộng, trừ (hoặc nhân, chia), ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái qua phải.
- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc và có cả các phép cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa ta thực hiện các phép tính theo thứ tự:
Lũy thừa Nhân, chia Cộng, trừ
- Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện theo thứ tự:
Ngoặc tròn () Ngoặc vuông [] Ngoặc nhọn {}
- Phép cộng số nguyên: Với m, n là các số tự nhiên khác 0
(– m) + (– n) = – (m + n)
Với n > m: n + (– m) = (– m) + n = n – m
Với n < m: n + (– m) = (– m) + n = – (m – n)
- Phép trừ số nguyên: a – b = a + (– b)
- Phép nhân số nguyên:
+ Nhân hai số nguyên cùng dấu: a. b = a. b, (– a). ( – b) = a. b
+ Nhân hai số nguyên khác dấu: a. (– b) = – a. b, (– a). b = – a. b
- Phép chia số nguyên: a : b = q (q là thương). Dấu của thương:
(+) : (+) = (+)
(–) : (–) = (+)
(+) : (–) = (–)
(–) : (+) = (–)
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Tính:
a) – 27 + (– 29) – 10 – (– 124);
b) 30. (– 6) + 4. (– 30).
Hướng dẫn giải:
a) – 27 + (– 29) – 10 – (– 124)
= – 27 – 29 – 10 + 124
= – (27 + 29 + 10) + 124
= – 66 + 124
= 58
b) 30. (– 6) + 4. (– 30)
= – (30.6) + [– (4.30)]
= – 180 + (– 120)
= – (180 + 120)
= – 300
Ví dụ 2. Thay dấu “*” bằng một chữ số thích hợp để có ( ) + (– 27) = – 82
Hướng dẫn giải:
() + (– 27) = – 82
() = – 82 – (– 27) = – 82 + 27 = – (82 – 27)= – 55
Vậy * = 5.
Ví dụ 3. Archimedes (Ác – si – mét) là nhà bác học người Hi Lạp, ông sinh năm 287 TCN và mất năm 212 TCN. Em hãy cho biết Ác – si – mét mất năm bao nhiêu tuổi?
Hướng dẫn giải:
Năm sinh: – 287
Năm mất: – 212
Số tuổi của Ác – si – mét là: – 212 – (– 287) = – 212 + 287 = 287 – 212 = 75 (tuổi).
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Thực hiện phép tính (–18). (55 – 24) – 28. (44 – 68):
A. 100;
B. 114;
C. –100;
D. –114.
Bài 2. So sánh kết quả hai biểu thức A = (55 – 26) – [10 + (–27) – 15] và B = (26 – 6). (–4) + 31. (–7 – 13):
A. A > B;
B. A < B;
C. A = B;
D. Không so sánh được.
Bài 3. Số nguyên x thỏa mãn –5 – (24 – x) = 11 là:
A. x = 18;
B. x = 21;
C. x = 19;
D. x = 23.
Bài 4. Thay dấu “*” bằng một chữ số thích hợp để có ( ) : (–11) = 13:
A. * = 2;
B. * = 3;
C. * = 2;
D. * = 5.
Bài 5. Nhận xét nào sau đây đúng về kết quả của phép tính (–651 + 19). (–5181 + 493). (17 – 17):
A. Kết quả là một số nguyên âm;
B. Kết quả là một số nguyên dương;
C. Kết quả bằng 0;
D. Kết quả là một số nguyên dương lớn hơn 10.
Bài 6. Vào một ngày tháng Một ở Sapa (Lào Cai), ban ngày nhiệt độ là 80C. Hỏi nhiệt độ đêm hôm đó là bao nhiêu nếu nhiệt độ giảm 120C:
A. 200C;
B. 40C;
C. –120C;
D. –40C.
Bài 7. Lấy số nguyên a nhân với –3 rồi cộng thêm 5 ta thấy bằng kết quả phép tính lấy –15 trừ đi chính số đó. Vậy số nguyên a là:
A. a = 5;
B. a = –5;
C. a = 10;
D. a = –10.
Bài 8. Một ngày chú Minh đi lặn biển ba lần. Chú ấy đã lặn đến các độ sâu 8 mét, 10 mét và 6 mét so với mặt nước biển. Em hãy sử dụng số nguyên để mô tả độ cao trung bình mà chú Minh lặn được so với mặt nước biển trong ba lần của ngày đó:
A. 8 mét;
B. 6 mét;
C. –8 mét;
D. –6 mét.
Bài 9. Tìm số nguyên n sao cho 2n + 1 chia hết cho n – 5:
A. n {–4; 6; 10};
B. n {4; 8; 16};
C. n { 4; 6; 10};
D. n {4; 6; 16}.
Bài 10. Tìm tổng các số nguyên x, biết –10 < x < 10:
A. 15;
B. –20;
C. 0;
D. –5.
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều