Bài tập Thực hiện phép tính lớp 6 và cách giải

Bài viết phương pháp giải bài tập Thực hiện phép tính lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Thực hiện phép tính.

1. Phương pháp giải

a) Phép nhân:

- Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.  

Nếu m,n* thì m.(-n) = (-n).m = - (m.n).

- Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu:

+) Nhân hai số nguyên dương: là nhân hai số tự nhiên.

+) Nhân hai số nguyên âm:

Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.

Nếu m,n* thì (-m). (-n) = (-n). (-m) = m.n.

b) Phép chia:

- Cho a,b với b0.

Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta có phép chia hết a: b = q.

- Quy tắc chia hai số nguyên khác dấu:

Muốn chia hai số nguyên khác dấu, ta chia phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.

- Quy tắc chia hai số nguyên cùng dấu:

+) Chia hai số nguyên dương: là chia hai số tự nhiên.

+) Chia hai số nguyên âm:

Muốn chia hai số nguyên âm, ta chia phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.

* Chú ý:

- Cách nhận biết dấu của tích:

(+) . (+) = (+)

(-) . (-) = (+)

(+) . (-) = (-)

(-) . (+) = (-)

- Cách nhận biết dấu của thương:

(+) : (+) = (+)

(-) : (-) = (+)

(+) : (-) = (-)

(-) : (+) = (-)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Thực hiện các phép tính sau:

a) (-12).3;

b) 10. (-231);

c) 195: 13;

d) (-144): (-3).

Hướng dẫn giải:

a) (-12). 3 = - (12.3) = - 36;

b) 10. (-231) = - (10.231) = - 2 310;

c) 195: 13 = 15;

d) (-144): (-3) = 144: 3 = 48.

Ví dụ 2. Thực hiện phép tính:

a) 5. (-20). (-23);

b) (-4). 16. (-25);

c) 14. 213 + 14. (-113);

d) (-52). 1 023 + 52. (56 - 33).

Hướng dẫn giải:

a) 5. (-20). (-23) = [5. (-20)]. (-23) = [-(5. 20)]. (-23) = (-100). (-23) = 100. 23 = 2 300;

b) (-4). 16. (-25) = [(-4). (-25)]. 16 = (4.25). 16 = 100. 16 = 1 600;

c) 14. 213 + 14. (-113) = 14. [213 + (-113)] = 14. (213 – 113) = 14. 100 = 1 400;

d) (-52). 1 023 + 52. (56 - 33)

= (-52). 1 023 + 52. 23

= - (52. 1 023) + 52. 23

= 52.23 – 52. 1 023

= 52. (23 – 1023) = 52. (-1 000) = -52 000.

Ví dụ 3. Tính giá trị của biểu thức:

a) A = 6. (x – y) + 98x – 2y với x = 6; y = 3;

b) B = -4xy + 100x với x = 3; y = 25.

Hướng dẫn giải:

a) Với x = 6; y = 3 thay vào biểu thức A, ta có:

A = 6. (6 – 3) + 98. 6 – 2. 3

A = 6. 3 + 98. 6 – 6

A = 6. (3 + 98 – 1) = 6. 100 = 600.

b) Với x = 3; y = 25 thay vào biểu thức B, ta có:

B = (-4). 3. 25 + 100. 3

B = [(-4). 25]. 3 + 100. 3

B = [-(4.25)].3 + 100.3

B = (-100).3 +100.3

B = 3. [(-100) + 100] = 3.0 = 0.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. “Ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được”.  Quy tắc trên là quy tắc:

A. nhân hai số nguyên dương;

B. nhân hai số nguyên khác dấu;

C. nhân hai số nguyên âm;

D. Đáp án khác.

Bài 2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu m,n* thì m.(-n) = (-n).m = - (m.n);

B. Cho a,b với b0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta có phép chia hết a: b = q;

C. Nếu m,n* thì (-m). (-n) = (-n). (-m) = m.n;

D. Tất cả đều sai.

Bài 3. Cho tích E = (-123). (-12). (-21). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tích E mang dấu âm;

B. Tích E mang dấu dương;

C. Giá trị của tích E bằng 0;

D. Chưa xác định được đấu của E.

Bài 4. Kết quả của phép tính (-121): (-11) là

A. -12;

B. 12;

C. 11;

D. -11.

Bài 5. Kết quả của phép tính 374. (-14) - 14. (-375) là:

A. 14;

B. -14;

C. -28;

D. 28.

Bài 6. Thương của số tự nhiên bé nhất có ba chữ số và số nguyên âm chẵn lớn nhất có một chữ số là:

A. 25;

B. -50;

C. 50;

D. -25.

Bài 7. Điền số thích hợp vào ô trống.

126. (26 – 37) – 126. (74 – 37) = ………….

A. 1 260;

B. -3 700;

C. -2 600;

D. 7 400.

Bài 8. Với x = 7; y = 8. Giá trị của biểu thức C = x. (14 + 12) – 26y + 26. (x + y – 4) là:

A. 280;

B. -260;

C. 260;

D. -280.

Bài 9. Câu nào sau đây là sai?

A. 192: 12. (-10) = -160;

B. (-192): 12. (-10) = 160;

C. 192: (-12). 10 = -160;

D. (-192): 12. 10 = 160.

Bài 10. Cho A = 64. 41 + (-65). 41 – (-40). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Giá trị của biểu thức A là số tự nhiên bé nhất có một chữ số;

B. Giá trị của biểu thức A là số nguyên âm lớn nhất có một chữ số;

C. Giá trị của biểu thức A là một số nguyên dương;

D. A = 0.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học