Tính giá trị biểu thức lớp 6 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính giá trị biểu thức lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính giá trị biểu thức.
1. Phương pháp giải
Để tính giá trị biểu thức, ta làm như sau:
Bước 1: Xác định giá trị đề bài đã cho.
Bước 2: Thay giá trị đề bài đã cho vào biểu thức.
Bước 3: Thực hiện phép tính.
Chú ý:
- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc chỉ có phép cộng, trừ (hoặc nhân, chia), ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái qua phải.
- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc và có cả các phép cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự:
Lũy thừa Nhân, chia Cộng, trừ
- Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện theo thứ tự:
Ngoặc tròn () Ngoặc vuông [] Ngoặc nhọn {}
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Tính giá trị của biểu thức (–155)–x khi x = 75:
Hướng dẫn giải:
Thay x = 75 vào biểu thức (–155)–x ta được:
(–155)– x = (–155) – 75 = – (155 + 75) = –230
Ví dụ 2. Tính giá trị của biểu thức sau:
24 –x – (129 + y – 178) với x = 10, y = 11
Hướng dẫn giải:
Thay x = 10, y = 11 vào biểu thức 24 –x – (129 + y – 178) ta được:
24 – x – (129 + y – 178)
= 24 – 10 – (129 + 11 – 178)
= 14 – (140 – 178)
= 14 – [– (178 – 140)]
= 14 – (–38)
= 14 + 38
= 52
Ví dụ 3. Lớp 5A có số học sinh được viết dưới dạng biểu thức (m – 11). [n + (–15)]. Biết rằng m là số nguyên âm lớn nhất, n là số nguyên dương chia hết cho 6 và n trong khoảng từ 10 đến 15. Tính số học sinh của lớp 5A?
Hướng dẫn giải:
Số nguyên âm lớn nhất là: –1. Suy ra m = –1
Số nguyên dương chia hết cho 6 và trong khoảng từ 10 đến 15 là 12. Suy ra n = 12
Thay m = –1, n = 12 vào biểu thức (m – 11). [n + (–15)] ta được:
(m – 11). [n + (–15)]
= (–1 – 11). [12 + (–15)]
= (–12). (–3)
= 36
Vậy lớp 5A có 36 học sinh.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức (25 + x)– (56 – x) với x = 6:
A. 100;
B. –19;
C. –100;
D. 19.
Bài 2. Tính giá trị của biểu thức (35 – x) : (y + 5) với x = 5, y = –15:
A. –3;
B. –5;
C. 3;
D. 6.
Bài 3. So sánh giá trị của hai biểu thức A và B biết:
A = (12 + 4). 289 –x. 189 với x = 16
B = y. (–918) + (–53). 918 với y = 47
A. A > B;
B. A < B;
C. A = B;
D. Không so sánh được.
Bài 4. Giá trị của y thỏa mãn biểu thức (–18). (24 + x)– 15. (y + 7) = –591 với x = 8 là:
A. y = –3;
B. y = –6;
C. y = –5;
D. y = 2.
Bài 5. Nhận xét nào sau đây đúng về kết quả của phép tính (–651 + x). (–5181 + 493). (17 – y) với x = 19, y = 17:
A. Kết quả là một số nguyên âm;
B. Kết quả là một số nguyên dương;
C. Kết quả bằng 0;
D. Kết quả là một số nguyên dương lớn hơn 10.
Bài 6. Cho biểu thức A = (–a – b + c) – (–a – b – c). Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Rút gọn biểu thức A ta được A = 2a – c;
B. Với a = 2, b = 3, c = –4 thì A có giá trị là –10;
C. Với a = 2, c = –4 thì A có giá trị là 8;
D. Với a = 2, b = 3, c = –4 thì A có giá trị là –8.
Bài 7. Cho tập hợp A = {3; 4; 5} và B = {–2; –4; –6}. Tập hợp C gồm các phần tử có dạng a. b chia hết cho 5 với a A, b B. Chọn x và y lần lượt là các phần tử lớn nhất và nhỏ nhất trong tập hợp C. Với các giá trị x, y đó, hãy tính giá trị của biểu thức S = (–10). x + 15 – y:
A. –120;
B. 100;
C. 145;
D. –145.
Bài 8. Số trứng trong giỏ được viết dưới dạng biểu thức (x + 15). (14 – y). Biết rằng x là số nguyên âm chia hết cho 4, x nhỏ hơn –10 và lớn hơn –13; y là số nguyên âm lớn nhất. Hãy tìm số trứng trong giỏ:
A. 15 quả;
B. 35 quả;
C.45 quả;
D. 55 quả.
Bài 9. Mỗi người khi ăn thì sẽ hấp thụ calo và khi hoạt động thì sẽ tiêu hao calo. Bạn Bình dùng phép cộng số nguyên để tính số calo hàng ngày của mình bằng cách xem số calo hấp thụ là số nguyên dương và số calo tiêu hao là số nguyên âm. Em hãy giúp bạn Bình kiểm tra tổng số calo còn lại sau khi ăn sáng và thực hiện các hoạt động theo bảng dưới đây. Biết rằng x là số nguyên âm nhỏ nhất có 2 chữ số:
Calo hấp thụ |
Calo tiêu hao |
Thịt nướng: 290 kcal |
Đi bộ: 70 kcal |
Bánh mì: 189 kcal |
Bơi: 130 kcal |
Sữa: 110 kcal |
Đạp xe: x kcal |
A. 389 kcal;
B. 289 kcal;
C. 300 kcal;
D. 290 kcal.
4. Bài tập tự luyện
Bài 1. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) (10 + x) – (20 – 2x) khi x = 5;
b) 2.(x – 3) + (8 – x) khi x = 4.
Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) (30 – x) : (5 – y) với x = 5, y = 10;
b) 3(12 + 4x) – x với x = 5.
Bài 3. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) –2.(20 + x) – 15.(y + 2) với x = 10, y = 2;
b) 2x.(–8 + 3x).(12 + 5y) với x = 5, y = 10.
Bài 4. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) (–5 + x – 3y)(5x + 5y + 33) với x = 7, y = 9;
b) (–10x + 15 – y) : (2x + 2y) với x = 3, y = 4.
Bài 5. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) –7(x + 3) + 2.(5x – 8) với x = 3;
b) (5x + 1).(– x – 7) + 3x – 2 với x = 4.
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều