Bài tập Bội và ước của một số nguyên lớp 6 (chọn lọc, có đáp án)

Bài viết Bội và ước của một số nguyên lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bội và ước của một số nguyên.

Bài tập Bội và ước của một số nguyên lớp 6 (chọn lọc, có đáp án)

Câu 1: Cho a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì:

A. a là ước của b     B. b là ước của a

C. a là bội của b     D. Cả B, C đều đúng

Lời giải:

Với a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì a là bội của b và b là ước của a.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Các bội của 6 là:

A. -6; 6; 0; 23; -23     B. 132; -132; 16

C. -1; 1; 6; -6     D. 0; 6; -6; 12; -12; ...

Lời giải:

Bội của 6 là số 0 và những số nguyên có dạng 6k (k ∈ Z*)

Các bội của 6 là 0; 6; -6; 12; -12; ...

Chọn đáp án D.

Câu 3: Tập hợp các ước của -8 là:

A. A = {1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8}     B. A = {0; ±1; ±2; ±4; ±8}

C. A = {1; 2; 4; 8}     D. A = {0; 1; 2; 4; 8}

Lời giải:

Ta có -8 = (-1).8 = 1.(-8) = (-2).4 = 2.(-4)

Tập hợp các ước của -8 là A = {1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8}

Chọn đáp án A.

Câu 4: Có bao nhiêu ước của -24

A. 9     B. 17     C. 8     D. 16

Lời giải:

Có 8 ước tự nhiên của 24 là 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24

Vậy có 8.2 = 16 ước của -24.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Tập hợp tất cả các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là:

A. {0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

B. {±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

C. {0; 7; 14; 21;28; 35; 42; 49}

D. {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; -7; -14; -21; -28; -35; -42; -49; -56; ...}

Lời giải:

Bội của 7 là số 0 và những số nguyên có dạng 7k (k ∈ Z*)

Khi đó các bội nguyên dương của 7 mà nhỏ hơn 50 là 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49

Vậy tập hợp tất cả các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là: {0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

Chọn đáp án A.

Câu 6: Tìm x, biết 12:x và x < -2

A. {1}     B. {-3; -4; -6; -12}

C. {-2; -1}     D. {-2; -1; 1; 2; 3; ;4; 6; 12}

Lời giải:

Tập hợp ước của 12 là {±1; ±2; ±3; ±4; ±6; ±12}

Vì x < -2 nên x ∈ {-3; -4; -6; -12}

Chọn đáp án B.

Câu 7: Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:

A. Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0

B. Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào

C. Các số - 1; 1 là ước của mọi số nguyên

D. Nếu a chia hết cho b thì a cũng chia hết cho bội của b

Lời giải:

Nếu a chia hết cho b thì chưa chắc a đã chia hết cho bội của b. Chẳng hạn:

6 chia hết cho 3 nhưng 6 không chia hết cho 9 là bội của 3

Do đó, đáp án D sai

Chọn đáp án D

Câu 8: Tìm các số nguyên x thỏa mãn (x + 3) ⋮ (x + 1)

A. x ∈ {-3; -2; 0; 1}

B. x ∈ {-1; 0; 2; 3}

C. x ∈ {-3; 0; 1; 2}

D. x ∈ {-2; 0; 1; 3}

Lời giải:

Ta có: x + 3 = (x + 1) + 2

Vì (x + 3) ⋮ (x + 1), (x + 1) ⋮ (x + 1) ⇒ 2 ⋮ (x + 1)

Do đó, x + 1 = ±1 hoặc x + 1 = ±2

Nếu x + 1 = ±1 thì x = 0 hoặc x = -2

Nếu x + 1 = ±2 thì x = 1 hoặc x = -3

Vậy x ∈ {-3; -2; 0; 1}

Chọn đáp án A

Câu 9: Tìm số nguyên x biết 3|x + 1| = 9 :

A. x = 2

B. x = -4

C. Cả A và B

D. Đáp án khác

Lời giải:

3|x + 1| = 9 ⇒ |x + 1| = 3

⇒ x + 1 = 3 hay x = 2

Hoặc x + 1 = -3 hay x = -4

Chọn đáp án C

Câu 10: Tìm số nguyên x biết (-12)2.x = 56 + 10.13x

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải:

Ta có:

(-12)2.x = 56 + 10.13x

144x = 56 + 130x

144x - 130x = 56

14x = 56

x = 4

Chọn đáp án B

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 6 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học