Lý thuyết Nhân hai số nguyên cùng dấu lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Lý thuyết Nhân hai số nguyên cùng dấu lớp 6 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Nhân hai số nguyên cùng dấu.

Lý thuyết Nhân hai số nguyên cùng dấu lớp 6 (hay, chi tiết)

1. Nhân hai số nguyên dương

Ta thực hiện nhân hai số nguyên dương như phép nhân hai số tự nhiên

Ví dụ:

2.5 = 10, 7.3 = 21

6.5 = 30, 4.10 = 40

2. Nhân hai số nguyên âm

Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.

Ví dụ:

(-4).(-25) = 4.25 = 100

(-3).(-4) = 3.4 = 12

(-3).(-5) = 3.5 = 15

Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.

Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị của chúng rồi đặt dấu “+” trước kết quả của chúng.

3. Kết luận

• a.0 = 0.a = 0

• Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a|.|b|

• Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a|.|b|)

Chú ý:

• Cách nhận biết dấu của tích:

(+).(+) → (+)

(+).(-) → (-)

(-).(+) → (-)

(-).(-) → (+)

• a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.

• Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.

Ví dụ:

(-4).(-5) = 4.5 = 20

3.(-9) = -(3.9) = -27

Câu 1: Thực hiện các phép tính sau:

a) (-15).(-4)     b) (-20).(-6)     c) 20.7

Lời giải:

a) Ta có: (-15).(-4) = +(15.4) = 60

b) Ta có: (-20).(-6) = +(20.6) = 120

c) Ta có: 20.7 = 140

Câu 2: So sánh

a) (-14).(-10) và 7.20

b) (-81).(-8) và 10.24

Lời giải:

a) Ta có: (-14).(-10) = +(14.10) = 140

Mà 7.20 = 140

Khi đó: (-14).(-10) = 7.20

b) Ta có: (-81).(-8) = +(81.8) = 648

Mà 10.24 = 240

Khi đó (-81).(-8) > 10.24

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 6 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học