Bảng phân bố tần số, tần suất và cách giải (hay, chi tiết)
Với loạt Bảng phân bố tần số, tần suất và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán 10.
- Lý thuyêt bài tập Bảng phân bố tần số, tần suất
- Các dạng bài tập Bảng phân bố tần số, tần suất
- Bài tập tự luyện Bảng phân bố tần số, tần suất
A. Lí thuyết.
1. Số liệu thống kê:
Số liệu thống kê được định nghĩa là các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu. Khi thực hiện việc điều tra thống kê (theo mục đích đã định trước) thì ta cần phải xác định được tập hợp các đơn vị điều tra, dấu hiệu điều tra cũng như thu thập số liệu.
2. Tần số, tần suất:
+ Tần số: Tần số của một giá trị x là số lần xuất hiện của giá trị x trong bảng số liệu thống kê.
+ Tần suất: Tần suất được định nghĩa chính là tỉ số f giữa tần số và kích thước của tập hợp các đơn vị điều tra.
+ Giả sử dãy n số liệu thống kê đã cho có k giá trị khác nhau là x1,x2,...,xk với kn. Khi đó ta gọi số lần xuất hiện giá trị x1 trong dãy số n số liệu thống kê đã cho là tần số của giá trị đó, kí hiệu n1, từ đó ta có: n1+n2+...+nk = n. Tỉ số fi = được gọi là tần suất của giá trị xi với ̣(1ik ), người ta thường viết tần suất dưới dạng tỉ số phần trăm, từ đó ta có: f1 + f2 + ... + fk = 100%
- Tần số, tần suất của lớp:
Giả sử n số liệu thống kê đã cho được phân vào k lớp không giao nhau (kn).
Ta định nghĩa:
+ Tần số của lớp thứ i là số ni các số liệu thống kê thuộc vào lớp đó. Ta có:
n1+n2+...+nk = n
+ Tần suất của lớp thứ i là tỉ số fi = . Trong các bảng phân bố tần suất ghép lớp, tần suất được tính ở dạng tỉ số phần trăm. Ta có: f1 + f2 + ... + fk = 100%
3. Các bước để lập bảng phân bố tần số và tần suất
Bước 1: Xác định các giá trị x1,x2,...,xk trong dãy n số liệu thống kê đã cho (kn) và xác định các tần số n1,n2,...,nk của các giá trị này.
Bước 2: Tính tần suất fi = .100% của giá trị xi với (1ik ).
Bước 3: Tập hợp các kết quả tìm được ở bước trên (các giá trị xi, tần số ni, tần suất fi) thành một bảng. Trong bảng, các giá trị xi thường được xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
4. Các bước đế lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp:
+ Phân lớp.
+ Xác định tần số, tần suất của các lớp.
+ Thành lập bảng.
- Ý nghĩa: Các bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp phản ánh tình hình phân bố của các số liệu thống kê.
B. Các dạng bài.
Dạng 1: Lập bảng phân bố tần số và tần suất.
Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định các giá trị x1,x2,...,xk trong dãy n số liệu thống kê đã cho (kn) và xác định các tần số n1,n2,...,nk của các giá trị này.
Bước 2: Tính tần suất fi = .100% của giá trị của giá trị xi với (1ik ).
Bước 3: Tập hợp các kết quả tìm được ở bước trên (các giá trị xi, tần số ni, tần suất fi) thành một bảng. Trong bảng, các giá trị xi thường được xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
Ví dụ minh họa:
Bài 1: Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau là tuổi thọ của 30 bóng đèn điện được thắp thử (đơn vị: giờ). Hãy lập bảng phân bố tần số và bảng phân bố tần suất
Lời giải:
Trong n = 30 số liệu đã cho có 5 giá trị khác nhau: x1 = 115, x2 = 116, x3 = 117, x4 = 118, x5 = 119
Tần số của các giá trị này lần lượt là: n1 = 3, n2 = 6, n3 = 12, n4 = 6, n5 = 3
Từ đó, ta có bảng phân bố tần số như sau:
Tuổi thọ (giờ) |
Tần số |
115 |
3 |
116 |
6 |
117 |
12 |
118 |
6 |
119 |
3 |
Tổng |
30 |
Dựa vào bảng phân bố tần số, ta tính được tần suất:
Với x1 = 115, f1 = .100% = .100% = 10%
Với x2 = 116, f2 = .100% = .100% = 20%
Với x3 = 117, f3 = .100% = .100% = 40%
Với x4 = 118, f4 = .100% = .100% = 20%
Với x5 = 119, f5 = .100% = .100% = 10%
Từ đó, ta có bảng phân bố tần suất:
Tuổi thọ (giờ) |
Tần suất (%) |
115 |
10 |
116 |
20 |
117 |
40 |
118 |
20 |
119 |
10 |
Tổng |
100 |
Bài 2: Cho các số liệu thống kê trong bảng sau là thời gian hoàn thành một sản phẩm ở một nhóm công nhân (đơn vị: phút). Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất.
Lời giải:
Trong n = 50 số liệu đã cho có 6 giá trị khác nhau: x1 = 42, x2 = 44, x3 = 45, x4 = 48, x5 = 50, x6 = 54
Tần số và tần suất của các giá trị này lần lượt là:
Với x1 = 42, tần số n1 = 3 và tần suất f1 = .100% = .100% = 8%
Với x2 = 44, tần số n2 = 5 và tần suất f2 = .100% = .100% = 10%
Với x3 = 45, tần số n3 = 20 và tần suất f3 = .100% = .100% = 40%
Với x4 = 48, tần số n4 = 10 và tần suất f4 = .100% = .100% = 20%
Với x5 = 50, tần số n5 = 8 và tần suất f5 = .100% = .100% = 16%
Với x6 = 54, tần số n6 = 3 và tần suất f6 = .100% = .100% = 6%
Từ đó, ta có bảng phân bố tần số và tần suất:
Thời gian (phút) |
Tần số |
Tần suất (%) |
42 |
4 |
8 |
44 |
5 |
10 |
45 |
20 |
40 |
48 |
10 |
20 |
50 |
8 |
16 |
54 |
3 |
6 |
Tổng |
50 |
100 |
Dạng 2: Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
Phương pháp giải:
+ Phân lớp.
+ Xác định tần số, tần suất của các lớp.
+ Thành lập bảng.
Ví dụ minh họa:
Bài 1: Cho bảng số liệu sau là giá cổ phiếu tháng 4 (nghìn đồng) của ngân hàng A lúc mở cửa. Hãy lập bảng phân phối tần số và tần suất ghép lớp với các lớp như sau: [44; 47), [47; 49), [49; 56).
Lời giải:
Trong n = 30 số liệu đã cho, ta có:
Tần số của lớp thứ nhất [44; 47) là n1 = 5 và tần suất là
f1 = .100% = .100% = 16,7%
Tần số của lớp thứ hai [47; 49) là n2 = 13 và tần suất là
f2 = .100% = .100% = 43,3%
Tần số của lớp thứ ba [49; 56) là n3 = 22 và tần suất là
f3 = .100% = .100% = 40%
Từ đó, ta có bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp:
Lớp giá cổ phiếu (nghìn đồng) |
Tần số |
Tần suất (%) |
[44; 47) |
5 |
16,7 |
[47; 49) |
13 |
43,3 |
[49; 56) |
12 |
40 |
Tổng |
30 |
100 |
Bài 2: Cho các số liệu thống kê trong bảng sau là khối lượng (đơn vị: g) của 15 củ khoai tây được trồng ở mảnh vườn D. Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp với các lớp như sau: [70; 90), [90; 120).
90 |
73 |
88 |
99 |
100 |
81 |
94 |
96 |
93 |
95 |
109 |
108 |
112 |
87 |
74 |
Lời giải:
Trong n = 15 số liệu đã cho, ta có:
Tần số của lớp thứ nhất [70; 90) là n1 = 5 và tần suất là
f1 = .100% = .100% D= 33,3%
Tần số của lớp thứ hai [90; 120) là n2 = 10 và tần suất là
f2 = .100% = .100% = 66,7%
Từ đó, ta có bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp:
Lớp khối lượng (g) |
Tần số |
Tần suất (%) |
[70; 90) |
5 |
33,3 |
[90; 120) |
10 |
66,7 |
Tổng |
15 |
100 |
C. Bài tập tự luyện.
Bài 1: Cho các số liệu thống kê trong bảng sau là chiều cao (đơn vị: m) của 20 cây cao su. Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất.
5 |
5 |
7 |
9 |
6 |
6 |
9 |
8 |
7 |
5 |
8 |
8 |
7 |
6 |
9 |
6 |
7 |
7 |
9 |
5 |
Đáp án:
Chiều cao (m) |
Tần số |
Tần suất (%) |
5 |
4 |
20 |
6 |
4 |
20 |
7 |
5 |
25 |
8 |
3 |
15 |
9 |
4 |
20 |
Tổng |
20 |
100 |
Bài 2: Cho các số liệu thống kê trong bảng sau là chiều cao (đơn vị: m) của 35 cây bạch đàn. Hãy lập bảng phân bố tần suất ghép lớp với các lớp : [6,5; 7), [7; 7,5), [7,5; 8), [8; 8,5), [8,5; 9), [9; 9,5).
Đáp án:
Lớp số đo chiều cao (m) |
Tần suất (%) |
[6,5; 7) |
5,7 |
[7; 7,5) |
11,4 |
[7,5; 8) |
25,7 |
[8; 8,5) |
31,4 |
[8,5; 9) |
17,2 |
[9; 9,5) |
8,6 |
Tổng |
100 |
Bài 3: Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau là nhiệt độ trung bình () của tháng 5 ở địa phương A từ 1961 đến 1990. Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, với các lớp sau [25; 26), [26; 27), [27; 28), [28; 29), [29; 30)
Đáp án:
Bài 4: Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau là chiều cao của 40 học sinh lớp 11 ở trường Trung học phổ thông M (đơn vị: cm). Hãy lập bảng phân bố tần số.
167 |
156 |
182 |
176 |
182 |
156 |
167 |
167 |
182 |
156 |
182 |
182 |
156 |
156 |
167 |
182 |
156 |
176 |
176 |
176 |
Đáp án:
Chiều cao (cm) |
Tần số |
156 |
6 |
167 |
4 |
176 |
4 |
182 |
6 |
Tổng |
20 |
Bài 5: Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau là khối lượng của 15 con heo ở trang trại X (đơn vị: kg). Hãy lập bảng phân bố tần suất.
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
5 |
6 |
8 |
8 |
7 |
4 |
5 |
7 |
7 |
6 |
Đáp án:
Khối lượng (kg) |
Tần suất (%) |
4 |
13,3 |
5 |
20 |
6 |
20 |
7 |
26,7 |
8 |
20 |
Tổng |
100 |
Bài 6: Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau là chiều cao của 120 học sinh lớp 11 ở trường Trung học phổ thông M (đơn vị: cm). Hãy lập bảng phân bố tần số ghép lớp (đồng thời theo chiều cao của nam và của nữ) với các lớp [135; 145), [145; 155), [155; 165), [165; 175), [175; 185).
Đáp án:
Bài 7: Cho bảng phân bố tần số ghép lớp tỷ lệ % các trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong năm học 2013 – 2014 của 63 tỉnh, thành phố. Tần suất của lớp thứ ba (làm tròn đến hàng phần trăm) là bao nhiêu ?
Đáp án: 22%
Bài 8: Cho bảng phân bố tần số và tần suất: Điểm kiểm tra 15 phút môn toán của một lớp học. Vậy (*) nhận giá trị là bao nhiêu ? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2)
Đáp án: 6,67
Bài 9: Cho bảng phân bố tần số ghép lớp: Chiều dài của 60 lá dương xỉ trưởng thành. Hãy lập bảng phân bố tần suất ghép lớp.
Lớp của chiều dài (cm) |
Tần số |
[10; 20) [20; 30) [30; 40) [40; 50) |
8 18 24 10 |
Cộng |
60 |
Đáp án:
Bài 10: Cho các số liệu thống kê được ghi trong bảng sau:
Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp theo nhóm cá thứ 1 với các lớp là [630; 635), [635; 640), [640; 645), [645; 650), [650; 655)
Đáp án:
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Toán lớp 10 hay, chi tiết khác:
- Biểu đồ và cách giải bài tập
- Số trung bình cộng, Số trung vị, Mốt và cách giải
- Phương sai, độ lệch chuẩn và cách giải
- Góc và cung lượng giác và cách giải
- Giá trị lượng giác của một cung và cách giải
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều