Tổng hợp Lý thuyết Toán 8 Chương 5 Cánh diều
Tổng hợp lý thuyết Toán 8 Chương 5: Tam giác. Tứ giác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.
Lý thuyết Tổng hợp Lý thuyết Toán 8 Chương 5
1. Định lý Pythagore
Định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
Chẳng hạn, với tam giác ABC vuông tại A (như hình vẽ).
Ta có: BC2 = AB2 + AC2 hay a2 = b2 + c2 (với a = BC, b = AC, c = AB).
2. Định lý Pythagore đảo
Phát biểu định lý Pythagore đảo:
Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.
3. Tứ giác
3.1. Nhận biết tứ giác
Trong tứ giác ABCD:
- Hai cạnh kề nhau (chẳng hạn: AB, BC) không cùng thuộc một đường thẳng;
- Không có ba đỉnh nào thẳng hàng;
- Có thể đọc tên góc theo tên đỉnh, chẳng hạn, góc ABC còn gọi là góc B và góc đó còn gọi là góc trong của tứ giác.
Nhận xét:
Tứ giác có 4 cạnh, 2 đường chéo, 4 đỉnh và 4 góc.
3.2. Nhận biết tứ giác lồi
Định nghĩa: Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của tứ giác đó.
Quy ước: Từ nay về sau, khi nói về tứ giác mà không có ghi chú gì thêm thì ta hiểu đó là tứ giác lồi.
4. Tổng các góc của một tứ giác
Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 360°.
5. Định nghĩa hình thang, hình thang cân
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Chú ý: Nếu ABCD là hình thang cân (AB // CD) thì và .
6. Tính chất hình thang cân
Trong một hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau;
- Hai đường chéo bằng nhau.
7. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
8. Định nghĩa hình bình hành
Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song.
Chẳng hạn, ABCD là hình bình hành.
9. Tính chất hình bình hành
Trong một hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau;
- Các góc đối bằng nhau;
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
10. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
- Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
11. Định nghĩa hình chữ nhật
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
12. Tính chất hình chữ nhật
Trong một hình chữ nhật:
- Hai cạnh đối song song và bằng nhau;
- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
13. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Ta có những dấu hiệu nhận biết:
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
14. Định nghĩa hình thoi
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Chẳng hạn, ABCD là hình thoi.
15. Tính chất hình thoi
Trong một hình thoi:
- Các cạnh đối song song;
- Các góc đối bằng nhau;
- Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc ở đỉnh.
16. Dấu hiệu nhận biết hình thoi
Ta có dấu hiệu nhận biết:
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
17. Định nghĩa hình vuông
Hình vuông là hình tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
Chẳng hạn, ABCD là hình vuông.
2. Tính chất hình vuông
Trong một hình vuông:
- Các cạnh đối song song;
- Hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc ở đỉnh.
3. Dấu hiệu nhận biết hình vuông
Ta có những dấu hiệu nhận biết:
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông;
- Hình chữ nhật cóhai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông;
- Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác cảu một góc là hình vuông.
Bài tập Tổng hợp Lý thuyết Toán 8 Chương 5
Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, tính độ dài cạnh còn lại trong các trường hợp sau:
a) AB = 5 cm, AC = 12 cm;
b) ;
c) AB – AC = 7 cm, AB + AC = 17 cm.
Hướng dẫn giải
a) Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra BC2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169.
Do đó
Vậy BC = 13 cm.
b) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra
Do đó
Vậy AC = 11,87 cm.
c) Theo bài ta có: AB – AC = 7 suy ra AB = AC + 7
Mặt khác, AB + AC = 17 suy ra AC + 7 + AC = 17
Hay 2AC = 17 – 7 = 10 suy ra AC = 5 cm và AB = 12 cm
Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra BC2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169.
Do đó .
Vậy BC = 13 cm.
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết và BC = 20 cm. Tính độ dài các cạnh AB và AC.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
AB2 + AC2 = BC2 = 202 = 400.
Từ đề bài: hay suy ra .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
AB2 = 16.16 suy ra AB = 16 cm.
AC2 = 9 . 16 = 144 suy ra AC = 12 cm.
Vậy AB = 16 cm; AC = 12 cm.
Bài 3. Cho hình vẽ sau. Tìm giá trị của a.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định lý Pythagore và tam giác ADE vuông tại A, ta có:
AD2 + AE2 = DE2
AE2 = DE2 – AD2
Suy ra AE = 4.
Suy ra AB = AE + EB = 4 + 4 = 8.
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
AB2 + AC2 = BC2
Suy ra BC2 = 82 + 62 = 100 suy ra BC = 10 hay a = 10.
Vậy a = 10.
Bài 4. Cho hình vẽ. Tìm x.
Hướng dẫn giải
Áp dụng tính chất về góc vào tứ giác MNPQ, ta có:
Hay 3x + 4x + x + 2x = 360°
Suy ra 10x = 360° hay x = 36°.
Vậy x = 36°.
Bài 5. Cho tứ giác ABCD có . Tính các góc của tứ giác ABCD.
Hướng dẫn giải
Tứ giác ABCD có
Mặt khác , theo tính chất dãy tỷ số bằng nhau ta có:
Suy ra ; ;
; .
Vậy
Bài 6. Chứng minh rằng trong tứ giác, mỗi đường chéo nhỏ hơn nửa chu vi tứ giác.
Hướng dẫn giải
Xét tứ giác ABCD có đường chéo AC:
AC < AB + BC (bất đẳng thức trong tam giác ABC)
AC < AD + DC (bất đẳng thức trong tam giác ADC)
Suy ra 2AC < AB + BC + AD + DC.
Do đó
Chứng minh tương tự, .
Vậy trong tứ giác, mỗi đường chéo nhỏ hơn nửa chu vi tứ giác.
Bài 7. Cho hình thang cân ABCD (như hình vẽ) có Số đo của bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Vì ABCD là hình thang cân nên ta có: và .
Mà . Suy ra .
Nên Suy ra
Vậy
Bài 8. Cho hình thang cân ABCD đáy nhỏ AB = 4 cm, đáy lớn CD = 10 cm, cạnh bên BC = 5 cm. Tính đường cao AH.
Hướng dẫn giải
Kẻ BI ⊥ CD tại I.
Vì ABCD là hình thang cân nên ta có:
AD = BC
Do đó ΔAHD = ΔBKC (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra DH = CK.
Hay
Do ABCD là hình thang cân nên AD = BC = 5 cm.
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ADH vuông tại H, ta có:
AD2 = AH2 + DH2
Suy ra AH2 = AD2 – DH2 = 52 – 32 = 16.
Do đó AH = 4 cm.
Bài 9. Cho hình bình hành ABCD, đường chéo BD. Kẻ AH và CK vuông góc với BD lần lượt tại H và K. Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành.
Hướng dẫn giải
Vì tứ giác ABCD là hình bình hành nên: AD = BC và AD // BC.
Vì AD // BC nên (hai góc so le trong).
Ta có: và . Suy ra: và AH // CK.
Xét ΔAHD và ΔCKB có:
AD = BC (cmt)
Do đó ΔAHD = ΔCKB (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra AH = CK (hai cạnh tương ứng)
Xét tứ giác AHCK có:
AH = CK và AH // CK
Vậy tứ giác AHCK là hình bình hành.
Bài 10. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh:
a) BE = DF;
b) BE // DF.
Hướng dẫn giải
Vì E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC nên:
và
Mà AD = BC nên AE = CF.
Xét ΔABE và ΔCDF có:
AB = DC
(Vì ABCD là hình bình hành)
AE = CF
Suy ra ΔABE = ΔCDF (c.g.c)
Suy ra BE = DF.
Vậy BE = DF.
b) Xét tứ giác EBFD có: BE = DF và DE = BF
Suy ra tứ giác EBFD là hình bình hành.
Do đó BE // DF.
Bài 11. Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD. Biết HB = 2 cm, HD = 6 cm. Tính độ dài AB, AD.
Hướng dẫn giải
Ta có: BD = HB + HD = 2 + 6 = 8 (cm).
Xét tam giác giác BHA vuông tại H ta có: BH2 + AH2 = AB2
Suy ra AH2 = AB2 – BH2
Suy ra AH2 = AB2 – 4 (1)
Xét tam giác AHD vuông tại H ta có: HD2 + AH2 = AD2
Suy ra AH2 = AD2 – HD2
Suy ra AH2 = AD2 – 3 (2)
Từ (1) và (2) suy ra AB2 – 4 = AD2 – 36 (3)
Xét tam giác ABD vuông tại A có:
AB2 + AD2 = DB2 = 82 = 64
Thay AB2 = 64 – AD2 vào (3). Giải ra ta được AD2 = 48 hay .
Suy ra AB = 4 cm.
Vậy cm và AB = 4 cm.
Bài 12. Tứ giác ABCD có AB ⊥ CD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của BC, BD, AD, AC. Chứng minh rằng EG = FH.
Hướng dẫn giải
Vì E là trung điểm của BC; H là trung điểm của AC .
Nên EH là đường trung bình của ΔBCD
Suy ra EF // CI
Kết hợp với AB ⊥ CD (gt) (4)
Kết hợp (*), (3) và (4)
Suy ra HE⊥ EF
Suy ra HEF = 90° (***)
Từ (**) và (***) ta có EFGH là hình chữ nhật.
Từ đó hai đường chéo EG = FH.
Vậy EG = FH.
Bài 13. Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại G. Gọi D là điểm đối xứng với G qua M, gọi E là điểm đối xứng với G qua N. Tứ giác BEDC là hình gì? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Ta có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm tam giác ABC.
Theo tính chất trọng tâm tam giác ta có: BG = 2GM
CG = 2GN
Lại có: G đối xứng với với D qua M suy ra GM = MD hay GD = 2GM
G đối xứng với E qua N suy ra GN = EN hay GE = 2GN
Do đó BG = GD và CG = GE
Suy ra G là trung điểm của BD và CE.
Xét tứ giác BCDE có: G là trung điểm của đường chéo BD
G là trung điểm đường chéo CE
Suy ra tứ giác BCDE là hình bình hành.
Lại có: ABC cân tại A nên AB = AC.
Mà M là trung điểm của AC, N là trung điểm AB nên BN = CM.
Xét BNC và CMB có:
Cạnh BC chung
BN = CM
(do tam giác ABC cân tại A)
Do đó BNC = CMB (c.g.c)
Suy ra CN = BM (hai cạnh tương ứng)
Mà và
Do đó EC = BD.
Xét hình bình hành BCDE có hai đường chéo EC và BD bằng nhau.
Vậy tứ giác BCDE là hình chữ nhật.
Bài 14. Cho hình thoi có độ dài hai đường chéo là 24 cm và 10 cm. Tính độ dài cạnh hình thoi.
Hướng dẫn giải
Giả sử hình thoi có hai đường chéo cắt nhau tại H và AC = 10 cm, BD = 24 cm.
Do ABCD là hình thoi nên:
AC ⊥ BD
Xét tam giác AHB vuông tại H:
AB2 = AH2 + HB2 = 52 + 122 = 169
Do đó AB = 13 cm.
Bài 15. Cho tam giác ABC vuông ở A, trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, M’ là điểm đối xứng với M qua D. Tứ giác AMBM’ là hình gì?
Hướng dẫn giải
Vì M’ đối xứng M qua D nên DM = DM’
M là trung điểm BC
D là trung điểm AB
Suy ra MD là đường trung bình của ΔABC.
Suy ra MD // AC.
Mặt khác ΔABC vuông ở A nên AB ⊥ AC.
Do đó AB ⊥ DM hay AB ⊥ MM’.
Vì D là trung điểm của AB và MM’ nên tứ giác AMBM’ là hình bình hành.
Mà AB ⊥ MM’ nên AMBM’ là hình thoi.
Vậy AMBM’ là hình thoi.
Bài 16. Cho tam giác ABC vuông tại A. Phân giác trong AD của góc A (D ∈ BC ). Vẽ DF ⊥ AC, DE ⊥ AB. Chứng minh tứ giác AEDF là hình vuông.
Hướng dẫn giải
Xét tứ giác AEDF có:
Suy ra AEDF là hình chữ nhật (1)
Theo giả thiết ta có: AD là đường phân giác của góc .
Suy ra .
Xét ΔAED có:
Suy ra .
Suy ra ΔAED vuông cân tại E nên AE = ED (2).
Từ (1) và (2) suy ra AEDF là hình vuông.
Vậy AEDF là hình vuông.
Bài 17. Cho hình vuông ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AD và DC.
a) Chứng minh rằng BI ⊥ AK.
b) Gọi E là giao điểm của BI và AK. Chứng minh rằng .
Hướng dẫn giải
Xét ∆BAI và ∆ADK có:
AB = AD
Suy ra ∆BAI = ∆ADK (c.g.c)
Suy ra (góc tương ứng bằng nhau)
Mà
Suy ra
• Xét ∆ABE có
Suy ra
Hay AK ⊥ BI (đpcm)
• Xét tứ giác EBCK có
Suy ra
Mà .
Do đó (đpcm).
Học tốt Toán 8 Chương 5
Các bài học để học tốt tổng hợp Toán 8 Chương 5 Toán lớp 8 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Giải sgk Toán 8 Cánh diều
- Giải SBT Toán 8 Cánh diều
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều