Với 15 bài tập trắc nghiệm Đại lượng tỉ lệ nghịch Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ
các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
Câu 1. Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong các bảng dưới đây.
x
x1 = –2
x2 = 2
x3 = 3
x4 = 6
y
y1 = 3
y2 = –3
y3 = –2
y4 = –1
Bảng 1
x
x1 = 6
x2 = –2
x3 = 3
x4 = 10
y
y1 = –6
y2 = 6
y3 = –9
y4 = 15
Bảng 2
x
x1 = –2
x2 = 2
x3 = 3
x4 = 5
y
y1 = 6
y2 = –6
y3 = –9
y4 = –15
Bảng 3
x
x1 = 2
x2 = 2
x3 = 3
x4 = 5
y
y1 = –6
y2 = 6
y3 = –9
y4 = 15
Bảng 4
Bảng nào thể hiện hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau?
A. Bảng 1;
B. Bảng 2;
C. Bảng 3;
D. Bảng 4.
Đáp án đúng là: A
• Xét bảng 1, ta có:
x1y1 = –2.3 = –6;x2y2 = 2.(–3) = –6;
x3y3 = 3.(–2) = –6;x4y4 = 6.(–1) = –6.
Ta suy ra x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4y4 = –6.
Vậy hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó phương án A đúng.
Đến đây ta có thể chọn phương án A.
⦁Xét bảng 2, ta có:
x1y1 = 6.(–6) = –36 và x2y2 = –2.6 = –12.
Vì –36 ≠ –12 nên x1y1 ≠ x2y2.
Vậy hai đại lượng x và y không tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó ta loại phương án B.
⦁Xét bảng 3, ta có:
x1y1 = –2.6 = –12;x2y2 = 2.(–6) = –12;
x3y3 = 3.(–9) = –27.
Vì –12 ≠ –27 nên x1y1 = x2y2 ≠ x3y3.
Vậy hai đại lượng x và y không tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó ta loại phương án C.
⦁Xét bảng 4, ta có:
x1y1 = 2.(–6) = –12 và x2y2 = 2.6 = 12.
Vì –12 ≠ 12 nên x1y1 ≠ x2y2.
Vậy hai đại lượng x và y không tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó ta loại phương án D.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 2. Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau có bảng giá trị như sau:
x
x1 = 2
x2 = 8
x3
y
y1
y2 = 3
y3 = 2
Giá trị của y1 và x3 trong bảng giá trị trên là:
A. y1 = 12; x3 = 12;
B. y1 = –12; x3 = 12;
C. y1 = 12; x3 = –12;
D. y1 = 1; x3 = 1.
Đáp án đúng là: A
Ta có x2y2 = 8.3 = 24.
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có: x1y1 = x2y2 = x3y3 = 24.
•Với x1y1 = 24, ta có: 2.y1 = 24.
Suy ra y1 = 24 : 2 = 12.
•Với x3y3 = 24, ta có x3.2 = 24.
Suy ra x3 = 24 : 2 = 12.
Vậy y1 = 12; x3 = 12.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 3. Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau, với , . Hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ là:
A. 2;
B. ;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: D
Hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có:
a = xy = .
Do đó .
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 4. Công thức nào dưới đây thể hiện x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
A. ;
B. ;
C. x = 2y;
D. y = x – 5.
Đáp án đúng là: B
⦁Xét phương án A:
Ta có . Suy ra .
Khi đó x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ .
Do đó ta loại phương án A.
⦁Xét phương án B:
Ta có . Suy ra .
Khi đó y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a = 6.
Do đó phương án B đúng.
Đến đây ta có thể chọn phương án B.
⦁Xét phương án C:
Ta có x = 2y.
Khi đó x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ a = 2.
Do đó ta loại phương án C.
⦁Xét phương án D:
Ta thấy công thức y = x – 5 không thể đưa về dạng .
Nên hai đại lượng x và y không tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó ta loại phương án D.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 5. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi thì y = –4. Công thức biểu diễn y theo x là:
A. ;
B. y = –x;
C. ;
D. y = x.
Đáp án đúng là: C
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có:
a = xy = ≠ 0.
Do đó ta có công thức .
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 6. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng:
A. –32;
B. 32;
C. –2;
D. 2.
Đáp án đúng là: A
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có:
a = xy = –12.8 = –96.
Do đó ta có công thức .
Với x = 3, ta có .
Vậy khi x = 3 thì y = –32.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 7. Cho biết 3 máy cày (các máy cày có cùng năng suất)cày xong một cánh đồng hết 30 giờ. Vậy 5 máy cày như thế cày xong cánh đồng đó hết:
A. 25 giờ;
B. 16 giờ;
C. 18 giờ;
D. 20 giờ.
Đáp án đúng là: C
Gọi x (giờ) là thời gian để 5 máy cày cày xong cánh đồng.
Vì năng suất của mỗi máy cày là như nhau nên để cày cùng một cánh đồng, số máy cày tỉ lệ nghịch với số giờ cày xong cánh đồng đó.
Vì vậy ta có .
Suy ra (nhận).
Vậy 5 máy cày cày xong cánh đồng đó hết 18 giờ.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 8. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Gọi x1, x2 là hai giá trị của x, gọi y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết 2x1 – 3y2 = 22 và y1 = 5, x2 = 2. Giá trị của x1, y2 bằng:
A. x1 = –10; y2 = –4;
B. x1 = –4; y2 = –10;
C. x1 = 4; y2 = 10;
D. x1 = 10; y2 = 4.
Đáp án đúng là: B
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có .
Ta suy ra .
Do đó .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Ta suy ra .
Với , ta có y2 = 5.(–2) = –10.
Với , ta có x1 = 2.(–2) = –4.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 9. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Gọi x1, x2 là hai giá trị của x, gọi y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết x1 = –10, x2 = 15 và y1 – y2 = 5. Công thức biểu diễn y theo x là:
A. y = –30x;
B. ;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: C
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có .
Ta suy ra .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Ta suy ra .
Với , ta có .
Với , ta có .
Ta có hệ số a = x1y1 = –10.3 = –30.
Vậy công thức biểu diễn y theo x là: .
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 10. Cho ba đại lượng x, y, z. Biết x và y tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ a và y và z tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ b. Khẳng định nào sau đây là đúng về mối tương quan giữa các đại lượng x và z?
A. Đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ k = ab;
B. Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ k = ab;
C. Đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ ;
D. Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ .
Đáp án đúng là: D
Vì x và y tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ a nên ta có công thức .
Vì y và z tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ b nên ta có công thức .
Khi đó ta có .
Vậy đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ .
Do đó ta chọn phương án D.
Câu 11. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Gọi x1, x2 là hai giá trị của x, gọi y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết x1 = –6 và x2 = 3 thì y1 – 2y2 = 8. Công thức biểu diễn y theo x là:
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: A
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có .
Ta suy ra .
Vì vậy .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Ta suy ra .
Với , ta có .
Với , ta có .
Ta có hệ số tỉ lệ a = x1y1 = –6. = .
Vậy ta có công thức biểu diễn y theo x là: .
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 12. Để làm một công việc trong 8 giờ cần 30 công nhân (năng suất làm việc của các công nhân là như nhau). Nếu có 40 công nhân thì công việc đó hoàn thành trong:
A. 4 giờ;
B. 6 giờ;
C. 10 giờ;
D. 12 giờ.
Đáp án đúng là: B
Gọi t là thời gian hoàn thành công việc của 40 công nhân (đơn vị: giờ).
Vì khối lượng công việc là không đổi nên số công nhân và thời gian để hoàn thành công việc đó là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó ta có 30.8 = 40.t.
Suy ra (giờ).
Vậy thời gian để hoàn thành công việc của 40 công nhân là 6 giờ.
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 13. Hai ô tô đi từ A đến B. Vận tốc của xe thứ nhất là 60 km/h, của xe thứ hai là 40 km/h nên thời gian đi của xe thứ nhất ít hơn xe thứ hai là 30 phút. Quãng đường AB dài:
A. 80 km;
B. 100 km;
C. 40 km;
D. 60 km.
Đáp án đúng là: D
Đổi 30 phút = 0,5 giờ.
Gọi t1, t2 (giờ) là thời gian để đi hết quãng đường AB của hai xe ô tô.
Vì thời gian đi của xe thứ nhất ít hơn xe thứ hai là 0,5 giờ nên ta có t2 – t1 = 0,5.
Vì hai ô tô cùng chạy trên quãng đường AB nên vận tốc và thời gian đi từ A đến B là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó ta có 60t1 = 40t2.
Suy ra .
Khi đó .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Với , ta có t1 = 2.0,5 = 1 (giờ).
Với , ta có t2 = 3.0,5 = 1,5 (giờ).
Quãng đường AB dài: 60.1 = 40.1,5 = 60 (km).
Vậy quãng đường AB dài 60 km.
Do đó ta chọn phương án D.
Câu 14. Chia số 470 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 3; 4; 5 được ba số. Số nhỏ nhất trong ba số đó là:
A. 120;
B. 150;
C. 200;
D. 480.
Đáp án đúng là: A
Khi chia số 470 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 3; 4; 5 thì ta được ba số lần lượt là x, y, z.
Vì tổng của ba số x, y, z bằng 470 nên x + y + z = 520.
Vì chia số 470 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 3; 4; 5 nên ta có 3x = 4y = 5z.
Ta suy ra .
Do đó .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
•Với , ta có x = 20.10 = 200.
•Với , ta có y = 15.10 = 150.
•Với , ta có z = 12.10 = 120.
Vậy khi chia số 470 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 3; 4; 5, ta được ba số 200; 150; 120.
Số nhỏ nhất trong ba số trên là 120.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 15. Ba công nhân làm chung 860 dụng cụ trong cùng một thời gian. Để hoàn thành được một dụng cụ, người thứ nhất cần 5 phút, người thứ hai cần 6 phút, người thứ ba cần 9 phút. Số lượng dụng cụ công nhân thứ nhất, thứ hai và thứ ba làm được lần lượt là:
A. 360 dụng cụ, 200 dụng cụ, 300 dụng cụ;
B. 360 dụng cụ, 300 dụng cụ, 200 dụng cụ;
C. 300 dụng cụ, 360 dụng cụ, 200 dụng cụ;
D. 200 dụng cụ, 300 dụng cụ, 360 dụng cụ.
Đáp án đúng là: B
Gọi x, y, z lần lượt là số lượng dụng cụ của công nhân thứ nhất, thứ hai, thứ ba làm được.
Vì tổng số dụng cụ cả ba công nhân cần hoàn thành là 860 nên ta có x + y + z = 860.
Vì số lượng dụng cụ hoàn thành tỉ lệ nghịch với thời gian để hoàn thành một dụng cụ nên ta có 5x = 6y = 9z.
Suy ra .
Do đó .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Với , ta có .
Với , ta có .
Với , ta có .
Vậy số lượng dụng cụ hoàn thành được của công nhân thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần lượt là 360 dụng cụ, 300 dụng cụ, 200 dụng cụ.